Tính lương hưu năm 2025 thời điểm trước 01/7/2025
*Đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Theo Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc |
Trong đó, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
*Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia BHXH tự nguyện được tính bằng công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Tính lương hưu năm 2025 từ sau 01/7/2025
*Khi đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ Điều 66, Điều 72 Luật BHXH 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH) |
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
- Nếu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Nếu từ ngày 01/01/1995 - 01/01/2000: tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/2001 - 31/12/2006:Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Từ ngày 01/01/2007 - 31/12/2015: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Từ ngày 01/01/2016 - 31/12/2019: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2024: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Từ ngày 01/01/2025 trở đi: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Theo quy định mới nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
*Khi đóng BHXH tự nguyện
Theo Điều 99 và Điều 104 Luật BHXH 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
- Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
- Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Châu An