Hình thức xử lý kỷ luật:
Căn cứ Điều 36, Thông tư 16/2020/TT-BQP, quân nhân, viên chức quốc phòng uống rượu bia trong giờ làm việc bị xử lý kỷ luật như sau:
1. Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc say rượu, bia làm ảnh hưởng đến phong cách quân nhân bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỉ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức:
a) Đã bị xử lý kỉ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Say rượu, bia khi đang thực hiện nhiệm vụ;
d) Say rượu bia làm mất trật tự công cộng, mất đoàn kết quân nhân gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng.
Xử phạt vi phạm hành chính:
Tại Điều 30, Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo khoản 5, Điều 4, Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Theo Điều 28, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về việc xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về phòng, chống tác hại của rượu bia thì tùy vào tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.