Trường Quân sự Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật “Ánh trăng và người đưa đò thầm lặng.
Tuy nhiên, Trung tâm còn gặp không ít khó khăn do cơ sở vật chất được hình thành từ Trường Thiếu sinh quân thành phố, nên hệ thống giảng đường, bãi tập chưa đồng bộ; nhiều vật chất thường dùng hư hỏng, xuống cấp... Để khắc phục tình trạng đó, Ban giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo triển khai sửa chữa hệ thống giảng đường, trang bị đầy đủ âm thanh, máy chiếu; nâng cấp bãi tập, lắp bảng biển, xây dựng bãi tập thể lực, thể dục-thể thao... đáp ứng nhu cầu dạy-học và nơi ở nội trú, sinh hoạt hằng ngày của sinh viên.
Đại tá Nguyễn Văn Thanh, Phó hiệu trưởng Đào tạo Trường Quân sự, Phó giám đốc Thường trực Trung tâm Giáo dục QPAN, cho biết: “Mặc dù còn những khó khăn nhất định nhưng Trung tâm luôn thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo hằng năm; triển khai kế hoạch giáo dục QPAN cho sinh viên sát với tình hình nhiệm vụ, bảo đảm chất lượng, không để xảy ra hiện tượng chậm giờ, bớt thời gian, trùng địa điểm thao trường, giảng đường; tổ chức hội nghị liên kết giáo dục QPAN giữa Trung tâm với các trường đại học, cao đẳng nhằm thống nhất chương trình, nội dung giảng dạy theo quy định”.
Phút giải lao của học viên.
Năm học 2022-2023, Trung tâm giảng dạy cho gần 14.000 sinh viên thuộc 11 trường cao đẳng, đại học và cao đẳng nghề. Kết quả giáo dục QPAN có gần 95% đạt khá, giỏi; tuyệt đại đa số sinh viên chấp hành nghiêm kỷ luật và các quy định của nhà trường... Thạc sĩ Bùi Quang Đông, Trưởng phòng Công tác sinh viên (Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao chất lượng giáo dục QPAN của Trường Quân sự Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh. Nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực, chủ động trong giảng dạy và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các trường cao đẳng, đại học liên kết để quản lý, rèn luyện, giáo dục sinh viên, góp phần củng cố niềm tin, nâng cao vị thế của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục QPAN cho sinh viên.