Dự thảo Luật quốc phòng (sửa đổi) gồm 8 chương, 47 điều (giảm 1 chương, 4 điều so với Luật quốc phòng năm 2005). Hơn 30 ý kiến đóng góp đều tập trung vào các nội dung như: Tính hợp hiến của dự thảo; chính sách quốc phòng; quyền và nghĩa vụ công dân về quốc phòng; các hành vi bị nghiêm cấm; ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; hội đồng quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước thống lĩnh LLVT nhân dân - Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh; LLVT nhân dân; nguyên tắc hoạt động và sử dụng LLVTND; thiết quân luật; giới nghiêm.
Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, các ý kiến tại hội nghị đều thống nhất việc kế thừa Luật quốc phòng hiện hành đã được Quốc hội thông qua năm 2005; đồng thời đề nghị điều chỉnh làm rõ chủ trương, quan điểm mới của Đảng và quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quốc phòng cần được cụ thể hóa; một số nội dung Luật quốc phòng 2005 qua thực tế còn biểu hiện một số mặt chưa thống nhất, đồng bộ; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quốc phòng, an ninh tính pháp lý chưa cao; nhiều nội dung chưa điều chỉnh, hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ; quá trình thực hiện nhiều bất cập, vướng mắc chưa phù hợp với tình hình hiện nay v.v...
Qua đóng góp khảo sát ý kiến của Thành phố sẽ được Tổ biên tập soạn thảo Bộ Quốc phòng tổng hợp trình Ban soạn thảo Luật quốc phòng (sửa đổi) Quốc hội. Đây là chủ trương thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước nhằm tiến tới hoàn thiện Luật quốc phòng, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.