Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” trong thời gian tới của các ngành, các cấp trong và ngoài Quân đội cần tiếp tục quán triệt và nắm vững các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; hiểu và nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị trong toàn quân phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp và tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” bằng tấm lòng, trái tim, bằng những hành động, việc làm thiết thực, góp phần thực thiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
666 lượt xem
Tổng cục Chính trị hội nghị tuyên truyền biển đảo và xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022
(QK7 Online) - Sáng 27/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Chính trị tổ chức Hội nghị tuyên truyền kết quả bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022 khu vực phía Nam. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, Đại tá Bùi Đại Hải - Phó Chủ nhiệm Chính trị Cảnh Sát biển Việt Nam. Dự hội nghị có hơn 200 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cơ quan chính trị, cơ quan Tuyên huấn và báo cáo viên của các đơn vị Quân đội khu vực phía Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn khai mạc hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Phong khẳng định: “Trong thời gian qua, xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến các vùng biển, đảo và khẳng định phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ các yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1990 đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chiến lược, đề án về phát triển kinh tế biển, đảo, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; chủ động xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình quân sự, dân sinh bảo đảm đời sống của bộ đội và người dân trên các đảo, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc; từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp trong và ngoài Quân đội cũng đã đẩy mạnh các hoạt động phối hợp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trên biển; xây dựng biển, đảo Việt Nam trở thành khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Đại tá Bùi Đại Hải - Phó Chủ nhiệm Chính trị Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo chuyên đề: Kết quả hoạt động hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ nhất.
Bước sang năm 2023 và những năm tiếp theo, thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ta dưới nhiều hình thức, quyết liệt và phức tạp hơn; các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống (biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ...) tiếp tục tác động đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của các nước. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc; tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, quyết liệt, phức tạp hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông, phát triển kinh tế biển, đảo đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao; để phát huy sức mạnh tổng hợp; xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh, thế trận lòng dân trên biển, nâng cao tiềm lực tại chỗ để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống cần có sự vào cuộc thiết thực của các cấp, các ngành, của mọi tổ chức, lực lượng, bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp để huy động, xã hội hóa các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; việc tuyên truyền, vận động ủng hộ “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” đòi hỏi phải tích cực, chủ động hơn nữa, triển khai đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” trong thời gian tới của các ngành, các cấp trong và ngoài Quân đội cần tiếp tục quán triệt và nắm vững các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; hiểu và nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị trong toàn quân phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp và tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” bằng tấm lòng, trái tim, bằng những hành động, việc làm thiết thực, góp phần thực thiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” trong thời gian tới của các ngành, các cấp trong và ngoài Quân đội cần tiếp tục quán triệt và nắm vững các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; hiểu và nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị trong toàn quân phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp và tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” bằng tấm lòng, trái tim, bằng những hành động, việc làm thiết thực, góp phần thực thiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền ở các đơn vị cơ sở.
Tại hội nghị lần này, các đồng chí Báo cáo viên của Tổng cục Chính trị thông báo và truyền đạt 4 chuyên đề: Chuyên đề 1: Tình hình Biển Đông và kết quả bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam năm 2022, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới. Chuyên đề 2: Kết quả hoạt động hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ nhất. Chuyên đề 3: Kết quả công tác quân sự, quốc phòng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Chuyên đề 4: Kết quả hoạt động của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” từ năm 2018 đến nay, phương hướng thời gian tới.
Nguyễn Trung Trực