Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận và thống nhất quan điểm đóng góp xây dựng Luật Phòng thủ dân sự sát với điều kiện thực tiễn của đất nước nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Trong đó, tập trung vào các nội dung: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, chính trị tại địa phương; công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thi hành pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự; tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; quy chế hoạt động; hoạt động liên quan đến công tác phòng thủ dân sự ở địa phương; luyện tập, diễn tập, ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh...; công tác xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự ở địa phương; nguồn lực của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự; chế độ chính sách; hỗ trợ, khắc phục hậu quả cho các đối tượng bị rủi ro; vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự...