Sau khi phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương đập tan tập đoàn phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn tại Vùng 1 chiến thuật, giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Trung bộ, ngày 4-4-1975, Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) nhận lệnh hành quân khẩn cấp vào tham gia chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn.
Ngày 5-4-1975, cánh quân Duyên Hải được thành lập. Lực lượng gồm Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và các đơn vị vừa được Bộ Quốc phòng tăng cường: Sư đoàn 325, Sư đoàn 304, một số đơn vị pháo binh, xe tăng, cao xạ, công binh. Bộ Tư lệnh cánh quân do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa làm Chính ủy. Ngay sau khi thành lập, cánh quân Duyên Hải khẩn trương hành tiến theo đường số 1 về phía Nam.

Quân Giải phóng tiến công thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
Với nỗ lực trên, chính quyền và quân đội Sài Gòn hy vọng “có thể bảo vệ được nửa phía nam của nước này và đi đến cuộc đàm phán “công bằng” với Hà Nội”. Tuy nhiên, khi phòng tuyến Phan Rang chưa kịp thiết lập vững chắc thì cánh quân Duyên Hải và lực lượng vũ trang Quân khu 6 đã áp sát các vị trí chuẩn bị xuất phát tiến công.
Cùng ngày 5-4-1975, chuyến bay vận tải đầu tiên mang phù hiệu Quân giải phóng từ miền Bắc vào hạ cánh tại sân bay Phú Bài (Huế) và hai ngày sau đó lại vào hạ cánh tại Ðà Nẵng mở đầu cho hoạt động của đường hàng không Hà Nội - Huế, Hà Nội - Ðà Nẵng và bắt đầu tổ chức các chuyến bay từ Ðà Nẵng lên các sân bay vừa được giải phóng ở Tây Nguyên.