Thế rồi chúng tôi theo anh Thiện ra phở Hòa Pasteur. Thời ấy mà mời nhau một tô phở Hòa Pasteur là “Nghiêm trọng” lắm.
Cả bữa ăn đó anh Thiện không nói gì chuyện đi mặt trận, chỉ khi uống cafe, anh mới dặn: Đi chuyến này, hai chú cẩn thận nhé. Sẽ gian khổ, có khi ác liệt nữa. Nhớ giữ gìn sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi rưng rưng, cố giấu sự xúc động. Anh Mai Bá Thiện không chỉ là thủ trưởng trực tiếp của chúng tôi mà như một người anh ruột thịt...
Thoáng cái, từ Thành phố Hồ Chí Minh sầm uất, chúng tôi đã có mặt ở biên giới Tây Nam, địa phận thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé. Khác với không khí tràn ngập sắc xuân ở Sài Gòn, nơi đây hừng hực khí thế chiến đấu. LLVT và bà con dọc biên giới nên khi được đến 174 tôi vui mừng như được trở về nhà. Trên đường đi, tôi kể cho nhà báo Xuân Hòa nghe những kỷ niệm một thời làm lính chiến ở Trung đoàn lừng danh này - một trong những Trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta, được thành lập trong chiến khu Việt Bắc thời kỳ đầu chống Pháp...
Chúng tôi đến Tiểu đoàn 6, đúng lúc đơn vị đang tổ chức rút kinh nghiệm trận đánh vừa qua và chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới. Chỉ huy tiểu đoàn hướng dẫn chúng tôi xuống trận địa nằm giữa rừng cao su bạt ngàn, có chỗ tơi tả vì pháo địch. Mùi thuốc súng còn khét lẹt: Các anh sẽ gặp một chiến sĩ mới nhập ngũ nhưng đã dũng cảm đánh nhiều trận. Đơn vị đặt tên là “Hùng heo”.
Tôi gặp “Hùng heo” ngay trên trận địa chốt. Hùng - Phan Quang Hùng bảo, ba mẹ anh quê gốc miền Trung, nhưng hiện cư ngụ tại quận Tân Bình (TP HCM). Sở dĩ anh có tên “Hùng heo” là bởi khi mới nhập ngũ, đóng quân ở núi Thị Vải (Đồng Nai), mẹ anh thương các con luyện tập vất vả nên mang chú heo con lên tặng đơn vị, dặn, nuôi cho lớn để kết thúc khóa huấn luyện mổ liên hoan trước, khi ra trận.
Thành tích chiến đấu của Hùng thì khỏi phải nói, điều đáng nhớ nhất mà anh em cùng đơn vị cho biết là Hùng gan lỳ trong chiến đấu và đời thường hết lòng vì đồng đội.
Tôi lôi “Hùng heo” ra trận địa mà cách đó ít lâu anh cùng đơn vị đã đánh lui nhiều đợt phản công của lính Pôn Pốt để chụp hình. Ngay đêm ấy, trong ánh đèn pin le lói giữa rừng cao su tôi đã viết bài gửi về tòa soạn cho kịp số báo mới.
Một tháng sau, chúng tôi theo Sư đoàn 302 lật cánh qua phà Niếc Nương lên Siêm Riệp, tình cờ tôi được đọc tờ Báo Quân khu 7 có in bài và ảnh của tôi về Chiến sĩ dũng cảm “Hùng heo” - Phan Quang Hùng.
Tôi không biết làm cách nào để gửi báo cho Hùng và đồng đội của anh...
Cựu Chiến binh Phan Quang Hùng (áo trắng) chụp hình với tác giả nhân dịp họp mặt truyền thống Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 174.
- Anh có nhận ra em không?
Tôi chưa kịp nhận ra, thì người CCB đó tự giới thiệu:
- Em là Hùng - Phan Quang Hùng “dê” 6 đây .
Tôi đặt ly rượu xuống bàn, ôm lấy Hùng, giọng lạc đi:
- Ôi, Hùng - “Hùng heo” phải không ?
Chúng tôi siết chặt tay nhau như anh em ruột thịt lâu ngày gặp lại. Kéo tôi ra nơi vắng người, Hùng kể vắn tắt cho tôi biết những thăng trầm của anh kể từ lần đầu chúng tôi gặp nhau giữa trận địa chốt trên biên giới Tây Nam cách nay gần 1/3 thế kỷ...
Cơ duyên, khi hết thời hạn phục vụ, rời nhiệm sở về nghỉ hưu, tôi được đồng đội - cựu chiến binh Trung đoàn 174 mời tham gia Ban Liên lạc bạn chiến đấu. Tôi gặp lại “Hùng heo”. Bây giờ anh không còn là “Chiến sĩ gan dạ” nơi trận địa nữa mà là một thành viên tích cực của Ban Liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn 6.
Mới đây, Phan Quang Hùng tìm đến tận nhà tôi, anh mời chúng tôi chủ nhật này đến nhà riêng của anh ở huyện ngoại thành dự họp mặt truyền thống đơn vị. Anh nói, đây là lần thứ 2 gia đình anh vinh dự được đăng cai tổ chức họp mặt tình nghĩa này. Năm nay dự kiến có cả trăm cựu chiến binh về dự.
Nhận thư mời từ “Hùng heo”, lòng tôi tràn dâng cảm xúc. Tôi nhớ đến lời dặn dò và tình cảm mà anh Mai Bá Thiện đã giành cho chúng tôi trước ngày ra trận cách nay 40 năm.
Đúng như thế. Mọi thứ có thể qua đi, nhưng với những người lính Bộ đội Cụ Hồ, tình nghĩa đồng đội mãi còn lại.
Tôi càng nâng niu, quý trọng kỷ niệm một thời mặc áo lính và đặc biệt, một thời làm phóng viên mặt trận.