Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal (Thời báo phố Wall) cho biết, binh lính Mỹ đóng quân tại khu vực Đông Âu đã có hàng loạt các vấn đề bất thường với chiếc điện thoại thông minh của họ. Tất cả đều chỉ ra rằng, có một nhóm tin tặc (hacker) đang cố gắng truy cập vào thông tin trên điện thoại của những người lính Mỹ. Mục đích dường như là để có được thông tin về cuộc sống cá nhân của những người lính, thu thập dữ liệu về đơn vị, nhiệm vụ cũng như khả năng tác chiến của họ, đây đều là những thông tin thuộc về bí mật quân sự.
Thời báo phố Wall đã phỏng vấn một Đại tá quân đội Mỹ đang đóng quân tại khu vực Đông Âu; ông này cho biết: tính năng "Find My iPhone" (tính năng "Tìm điện thoại của tôi"- một ứng dụng trên thiết bị iPhone của Apple) trên điện thoại của ông ta đã bị kích hoạt một cách tự động. Tính năng này thường được sử dụng để tìm điện thoại bị để quên ở chỗ nào đó hoặc khi điện thoại bị đánh cắp. Tuy nhiên tính năng "Find My iPhone" đã được kích hoạt bởi ai đó ở Mát-xcơ-va và được sử dụng để xác định vị trí cá nhân, từ đó tìm ra khu vực đóng quân của đơn vị của người sử dụng điện thoại. Vị đại tá này cũng nói rằng, những chiếc điện thoại thông minh và cả tài khoản facebook của sáu binh sĩ dưới quyền chỉ huy của ông ta đều bị tấn công theo cùng một phương thức.
Các trường hợp khác bao gồm người lạ tiếp cận một loạt các thông tin nhạy cảm về các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ đang đóng quân ở Latvia và Ba Lan, đã bị quân nhân vô tình bị đưa lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, binh lính Mỹ cũng phải đối mặt với việc bị lộ danh tính cũng như các thông tin cá nhân và gia đình của họ.
Điện thoại thông minh- thiết bị truyền thông phổ biến của xã hội, sở hữu những tính năng rất hữu hiệu cho người sử dụng, nhất là những ứng dụng sử dụng nền tảng của Google, ví dụ như: Google Maps (một ứng dụng xác định vị trí dựa trên vệ tinh); nhưng khi một quân nhân sử dụng, họ đã vô tình tiết lộ vị trí đóng quân của mình cho các cơ quan phản gián nước ngoài mà không hề hay biết.
Điện thoại thông minh, mục tiêu khai thác thông tin củacác cơ quan tình báo
Một số lực lượng vũ trang của nhiều nước đã có nhiều kinh nghiệm chống khai thác thông tin qua những chiếc điện thoại thông minh. Đặc biệt là những nước có biên giới với Nga như Estonia đã có kinh nghiệm với loại hacker này và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Những người lính Estonia phải tháo thẻ SIM, thậm chí buộc phải nhảy xuống hồ nước để vô hiệu hóa chiếc điện thoại thông minh của mình, nhằm chống lại các cuộc tấn công của tin tặc đối phương.
Có thể thấy rằng, cuộc chiến tranh công nghệ thông tin trong thời đại "Công nghệ 4.0" đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả quân đội Nga và Mỹ. Do đó, các lực lượng quân sự của các nước này đã có những biện pháp ngăn ngừa và đối phó để làm giảm đến mức thấp nhất tình trạng bị tiết lộ bí mật quân sự. Bên cạnh đó, quân đội một số nước đã có những chế tài, quy định đặc biệt cho binh lính khi sử dụng các thiết bị thông minh, bởi smartphone- ngoài tính năng là thiết bị nghe nhìn, giải trí, nó có thể bị lợi dụng để trở thành nguồn khai thác thông tin cho các cơ quan tình báo nước ngoài.