Cuộc chiến trong “tâm bão” để duy trì sản xuất kinh doanh
Đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra, Viettel TP.HCM vẫn kiên cường đứng vững, chủ động, tích cực đề ra nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả duy trì ổn định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Về di động, Viettel TP.HCM chủ trương lấy Data 4G làm thế mạnh chủ lực để phát triển thuê bao di động với chính sách V120z là gói cước chính truyền thông đến khách hàng, tập trung vào 3 đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân để triển khai các chương trình bán hàng; xây dựng, bổ sung hệ thống kênh bán; quy hoạch lại điểm bán đăng ký thông tin Video call với mục tiêu phát triển lũy kế 2.000 điểm; áp dụng triệt để chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh tương tác đến khách hàng; mở mới kênh bán sim du lịch và hỗ trợ chuỗi cửa hàng Thế giới di động, FPT bán hàng trở lại.
Viettel trao tặng 6.000 "đơn hàng thiết yếu 0 đồng" giúp đỡ Nhân dân TP.HCM chống dịch.
Về thuê bao cố định, đơn vị tập trung và điều hành vào 4 hướng bán hàng chính: Hướng truyền thống; Dự án; Bán hàng qua Web & thương mại điện tử; Đẩy mạnh bán hàng Telesale. Đồng thời điều hành quyết liệt 5 chương trình chống rời mạng và 3 chương trình chăm sóc khách hàng chủ động.
Đối với dịch vụ SME, Viettel TP.HCM tập trung đẩy mạnh dịch vụ CA, Siptrunk, Voice Brandname trong quý 4 nhằm tăng doanh thu. Trong giai đoạn giãn cách, đơn vị chuyển cách tiếp cận khách hàng qua các kênh bán chân rết đưa thông tin nhân viên Viettel hỗ trợ trực tiếp khách hàng tại nhà với các điểm tiếp cận như: cửa hàng tiện lợi, ban quản lý chung cư, khu phố, nhà thuốc, trường học, khu công nghiệp; thực hiện nhắn tin tư vấn, phục vụ hỗ trợ khách hàng mua sim, thẻ, dịch vụ cố định…; điều chỉnh, triển khai nhiều chính sách, khuyến mãi đảm bảo tài khoản, liên lạc thông suốt cho khách hàng trong mùa dịch. Sau giãn cách, đơn vị chú trọng xây dựng lại hệ thống kênh bán, chuyển dịch từ điểm bán có sản lượng lớn sang đào tạo thêm điểm bán nhỏ để mở rộng kênh bán, đưa dịch vụ, sản phẩm mới trực tiếp đến khách hàng.
Vượt qua thách thức, chinh phục những mục tiêu
Khi dịch bùng phát cao điểm tại TP.HCM, UBND thành phố áp dụng nhiều chỉ thị siết chặt, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho chính quyền địa phương trong công tác điều hành phòng, chống dịch, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và giải trí của người dân ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến và đảm bảo hạ tầng mạng lưới phục vụ tốt nhất cho việc khám, chữa bệnh của các bệnh viện, Viettel TP.HCM triển khai 7 xe cơ động, 43 trạm tại các khu điều trị, cách ly; 21 trạm trong hệ thống Đại học quốc gia, thực hiện 885 giải pháp và xử lý 67 phản ánh khách hàng.
Với những nỗ lực không ngừng của các “chiến binh” Viettel TP.HCM mang lại kết quả doanh thu khá khả quan. Viettel TP.HCM vẫn duy trì vị trí số 1 thị phần Internet với 43,62% thị phần. Hạ tầng đảm bảo chất lượng mạng lưới 4G vượt trội đối thủ tại địa bàn. Cụ thể, năm 2021, đơn vị tổ chức thuê được 752 vị trí trạm, đạt 106% kế hoạch; đưa vào phát sóng mới 571 trạm, hoàn thành 100% kế hoạch.
Thiếu tá Ngô Mạnh Hùng, Giám đốc Viettel TP.HCM chia sẻ: “Qua đợt dịch lần này càng cho thấy chiến lược chuyển dịch từ kênh bán hàng truyền thống trực tiếp sang kênh bán hàng gián tiếp qua các kênh Digital, Telesales, Call bot là xu thế chung trong bối cảnh chuyển dịch số, góp phần đẩy mạnh sản lượng bán hàng, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phong tỏa toàn thành phố”.
Đứng lên từ những khó khăn, Viettel TP.HCM càng tiếp tục quyết tâm vượt qua thách thức, chinh phục mục tiêu khát vọng năm 2022, đưa Viettel TP.HCM trở thành vị trí số 1 về thị phần Data di động với doanh thu dịch vụ tăng trưởng trên 7%, đồng thời thực hiện tốt vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, tiên phong chuyển đổi số và kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.