Hình minh họa
Tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc trung ương sắp khởi công khu đô thị hơn 4.300 tỷ đồng
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho Dự án Khu đô thị sinh thái tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, thuộc Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn.
Dự án được triển khai trên diện tích gần 56,7ha, gồm khoảng 1.000 căn nhà ở liền kề và biệt thự. Ngoài ra, dự án còn bao gồm khoảng 118.000m2 diện tích sàn thương mại dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu mua sắm, giải trí cho cộng đồng cư dân.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông và các khu thể dục thể thao cũng được xây dựng nhằm phục vụ khoảng 3.500 cư dân sinh sống trong khu vực.
Khu đô thị có tổng mức đầu tư hơn 4.316 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự kiến gần 3.806 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ huy động 15% vốn chủ sở hữu, tương đương 647,443 tỷ đồng và 85% từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Dự án dự kiến được triển khai qua hai giai đoạn: Giai đoạn I có diện tích gần 41,5ha dự kiến khởi công vào quý II/2025 và giai đoạn II với diện tích hơn 15ha sẽ thực hiện vào quý II/2027. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2032, góp phần đưa khu đô thị vào hoạt động đồng bộ và hiệu quả.
Sắp thông xe cầu hơn 540 tỷ đồng nối Bắc Giang - Thái Nguyên
Dự kiến ngày 15/11 tới đây, cầu Hòa Sơn nối liền huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và TP.Phổ Yên (Thái Nguyên) sẽ thông xe và đưa vào sử dụng.
Cầu Hòa Sơn có chiều dài 430m, rộng 12m, đường dẫn lên cầu được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với mặt đường rộng 11m, nền rộng 12m và tổng chiều dài hơn 10km. Tổng vốn đầu tư là hơn 540 tỷ đồng.
Dự án hoàn thành không chỉ mở ra khả năng kết nối giao thông giữa ba tỉnh mà còn là yếu tố quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.Phổ Yên và các khu vực lân cận. Để khai thác tối đa hiệu quả từ cây cầu, TP.Phổ Yên sẽ tiếp tục lập đề án quy hoạch chung đến năm 2045, cụ thể hóa quy hoạch của tỉnh mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Ngoài cầu Hòa Sơn, tỉnh Thái Nguyên cũng đang triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường kết nối vùng như đường Vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua Thái Nguyên); Phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; Nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 3; Xây dựng Cảng cạn (ICD) tại Thái Nguyên…
Cầu Hòa Sơn có chiều dài 430m, rộng 12m, đường dẫn lên cầu được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với mặt đường rộng 11m, nền rộng 12m và tổng chiều dài hơn 10km. Tổng vốn đầu tư là hơn 540 tỷ đồng.
Dự án hoàn thành không chỉ mở ra khả năng kết nối giao thông giữa ba tỉnh mà còn là yếu tố quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.Phổ Yên và các khu vực lân cận. Để khai thác tối đa hiệu quả từ cây cầu, TP.Phổ Yên sẽ tiếp tục lập đề án quy hoạch chung đến năm 2045, cụ thể hóa quy hoạch của tỉnh mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Ngoài cầu Hòa Sơn, tỉnh Thái Nguyên cũng đang triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường kết nối vùng như đường Vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua Thái Nguyên); Phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; Nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 3; Xây dựng Cảng cạn (ICD) tại Thái Nguyên…
Hà Nội thu hơn 11.000 tỷ từ đấu giá đất, sắp đấu giá nhiều lô đất khác, liệu còn tình trạng “thổi giá”?
Từ đầu năm đến nay, tổng số tiền trúng đấu giá của các địa phương của Hà Nội đạt trên 11.000 tỷ đồng, trong khi cả năm 2023 đạt khoảng 9.200 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự chủ động và hiệu quả trong việc đấu giá đất để tăng thu ngân sách, tạo điều kiện cho phát triển hạ tầng cơ sở.
Đơn cử như quận Long Biên, đấu giá đất đạt 194,74% kế hoạch năm 2024, tương đương 5.242,54 tỷ đồng; huyện Mê Linh đạt 244% kế hoạch với 1.324,21 tỷ đồng; huyện Phú Xuyên thu hơn 331 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch; huyện Quốc Oai đạt hơn 420 tỷ đồng (dự kiến, từ nay đến cuối năm, thu thêm 250 - 300 tỷ đồng, đưa tổng thu đấu giá đất năm 2024 lên khoảng 600 - 700 tỷ đồng, vượt kế hoạch giao). Ngoài ra, các huyện: Gia Lâm, Chương Mỹ… cũng đạt hơn 50% kế hoạch.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội khẳng định, quy trình, thủ tục đấu giá đất của các địa phương tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, đặc biệt là bám sát tinh thần của Luật đất đai, các thông tư hướng dẫn liên quan. Các phiên đấu giá đất được thực hiện đúng quy định, bảo đảm minh bạch.
TP.HCM cần 39 tỉ USD để xây dựng 183km đường sắt đô thị
Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có Văn bản số 14229 gửi UBND Thành phố giải trình rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư 183 km đường sắt đô thị và đánh giá nợ công khi đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, theo báo Đầu tư.
Theo báo cáo của Sở GTVT, để hoàn thành 183 km đường sắt đô thị TP.HCM vào năm 2035, cần số vốn hơn 39 tỷ USD. Với số vốn rất lớn, TP.HCM sẽ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư theo kế hoạch đề ra.
Khi đầu tư, Thành phố xác định, cơ cấu nguồn vốn dựa trên nguyên tắc các tuyến đang triển khai đầu tư theo vốn vay ODA, thì các đoạn còn lại có thể xem xét, nghiên cứu tiếp tục đầu tư bằng vốn ODA hoặc bằng vốn ngân sách nhà nước.
Đối với các tuyến còn lại sẽ tập trung ưu tiên đầu tư bằng vốn nhà nước, huy động thêm từ các nguồn vốn khác nhằm dần tiếp cận các công nghệ hướng tới nội địa hóa hệ thống đường sắt đô thị, chủ động hoàn toàn trong triển khai và đẩy nhanh tiến độ dự án.
Vì vậy, qua tính toán của các sở, ngành, nhu cầu vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM giai đoạn 2026-2030 là 21,31 tỷ USD. Trong đó, nguồn ngân sách Thành phố và thu từ đấu giá quỹ đất dọc các nhà ga (TOD) là 7,81 tỷ USD (chiếm 36,65%); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác là 6,67 tỷ USD (chiếm 31,3%); Trung ương hỗ trợ (dự kiến) 4,78 tỷ USD (chiếm 22,44%); nguồn vốn BT trả chậm 2,04 tỷ USD (chiếm 9,58%).
Hoàng An