Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa công bố loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế, quy mô lớn nhất từ đại dịch Covid 19. Lãi suất điều hành, cho vay được điều chỉnh. Lãi vay mua nhà, tỷ lệ chi trả tối thiểu khoản vay mua nhà thứ hai đều giảm.
Ngoài ra, PBOC cũng cho phép các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ đầu tư tiếp cận nguồn vốn để mua cổ phiếu, trái phiếu.
Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng cam kết ngăn chặn sự suy giảm của thị trường bất động sản đưa ra các chính sách nới lỏng quy định mua nhà, giúp cải thiện nhu cầu trong lĩnh vực này.
Điều này giúp cho giá thép Trung Quốc hồi phục, từ đó làm giảm bớt những lo ngại về tình trạng đình trệ của ngành công nghiệp chủ chốt tại quốc gia tỷ dân này.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 170 tỷ USD năm ngoái. Đây cũng là thị trường mua nhiều hàng hóa thứ hai của Việt Nam, với trên 38 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Với vị thế là trung tâm của chuỗi cung ứng thép toàn cầu, sự khởi sắc của giá thép Trung Quốc không chỉ thúc đẩy nhu cầu nội địa mà còn tác động tích cực đến các thị trường thép khác, trong đó có Việt Nam.
Loạt doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá thép đầu tháng 10/2024
Mới đây, một số doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Vina Kyoei… điều chỉnh giảm khoảng tăng giá thép đối với 2 dòng thép cuộn và thép thanh vằn.
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tăng 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở cả 3 miền. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất của nhà sản xuất này đang ở mức 13,58-13,79 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thép Việt Ý tại Miền Bắc cũng tăng 100.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, đưa giá bán mặt hàng này lên mức 13,53 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 110.000 đồng/tấn bán so với lần điều chỉnh trước đó, ở mức 13,64 triệu đồng/tấn.
Mức tăng 100.000 đồng/tấn cũng được các hãng Việt Đức, Kyoei Việt Nam áp dụng đối với mặt hàng thép xây dựng. Hiện giá bán mới nhất của các nhà sản xuất ngày trong ngày 10/5 đang ở mức 13-14 triệu đồng/tấn.
rong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán MB (MBS) cho biết nhu cầu nội địa trở thành điểm sáng trong bối cảnh tiêu thụ nội địa tăng trưởng 20% so với cùng kỳ nhờ đóng góp của Thép xây dựng với mức tăng 25%.
Những con số này không chỉ đến từ sự phát triển của nguồn cung nhà ở mà còn nhờ vào việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.
MBS đánh giá, biên lợi nhuận gộp toàn ngành có thể cải thiện trong quý 3 nhờ giá nguyên vật liệu như than, quặng giảm lần lượt 17% và 12% trong khi giá Thép xây dựng giảm 9% so với cùng kỳ.
Thiên An