Hệ sinh thái VIDE gồm 8 công ty thành viên và 20 trung tâm trực thuộc, 3 văn phòng tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, với đội ngũ chính gồm gần 60 chuyên gia trong các lĩnh vực gồm: kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ…
Tiến sĩ Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt.
Với tổng lượng cung ban đầu là 360 NFT (Một loại tài sản số) trên nền tảng MetaDAP Enterprise Blockchain, các NFT này nhằm tập hợp giá trị chiết khấu từ các doanh nghiệp trong hệ sinh thái VIDE, MetaDAP và các đối tác liên kết, khi đó người sở hữu NFT sẽ được giảm giá trực tiếp trên giá mua sản phẩm/dịch vụ bằng với số tiến chiết khấu mà doanh nghiệp sẵn sàng chi cho nền tảng, đồng thời tạo ra trải nghiệm chiết khấu mới khi hệ thống có thể tự phát hiện NFT để tự động chiết khấu mà không cần người mua phải xuất trình thẻ giảm giá khi sử dụng các ứng dụng tài sản số được hỗ trợ bởi nền tảng này.
Trong khi đó, MetaDAP sử dụng công nghệ Enterprise Blockchain- yêu cầu người dùng hoàn tất quá trình xác thực danh tính (KYC) gồm xác minh email, số điện thoại, giấy tờ tùy thân và nhận dạng hình ảnh khuôn mặt trước khi tham gia giao dịch và nắm giữ tài sản số. Đây là cơ sở quan trọng để nền tảng này đảm bảo tính tuân thủ, ngăn chặn gian lận, rửa tiền và ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố.
Dịp này Viện phát triển kinh tế số Việt Nam tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày thành lập, tuy thời gian chưa dài, nhưng đơn vị đã có những đóng góp tích cực trong việc triển khai chiến lược phát triển Kinh tế số, Chuyển đổi số quốc gia. Viện đã tích cực tham gia trong các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững như tham mưu xây dựng chính sách tại trung ương và địa phương, đào tạo, tư vấn giải pháp về kinh tế số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh…