Dục Thanh - ngôi trường mái ngói rêu phong cổ kính mãi cho đến hôm nay vẫn không có nhiều thay đổi, kể từ lúc thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân tại đây để dạy học cho những học trò nhỏ xứ biển. Cây khế, giếng nước và vườn cây vẫn xanh tươi như thưở người vẫn chăm sóc, vun tưới. Nhà Ngư, Ngọa Du Sào vẫn còn đó. Tại trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy cho học sinh những bài học đầu đời về tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người, về trách nhiệm đối với non sông. Trường Dục Thanh lưu dấu hình bóng Người. Bình Thuận tự hào vì có Bác. Dẫu Người có đi xa, nhưng những di sản, kỷ vật và bài học mà Người để lại luôn được các thế hệ Nhân dân Bình Thuận khắc ghi, giữ gìn và bảo tồn cẩn thận.
914 lượt xem
Trường Dục Thanh - vẹn nguyên hình bóng Bác Hồ
(QK7 Online) - Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021) là cũng tròn 110 năm thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời mái trường Dục Thanh, Phan Thiết (tháng 2/1911) để bắt đầu hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã dừng chân dạy học tại Bình Thuận. Và đến nay, dẫu thời gian có trôi qua khá lâu, nhưng những địa danh, những kỷ vật từng lưu dấu hình bóng Bác đã và đang được chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Thuận giữ gìn và bảo tồn cẩn thận, với tấm lòng tri ân sâu sắc.
Dục Thanh - ngôi trường mái ngói rêu phong cổ kính mãi cho đến hôm nay vẫn không có nhiều thay đổi, kể từ lúc thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân tại đây để dạy học cho những học trò nhỏ xứ biển. Cây khế, giếng nước và vườn cây vẫn xanh tươi như thưở người vẫn chăm sóc, vun tưới. Nhà Ngư, Ngọa Du Sào vẫn còn đó. Tại trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy cho học sinh những bài học đầu đời về tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người, về trách nhiệm đối với non sông. Trường Dục Thanh lưu dấu hình bóng Người. Bình Thuận tự hào vì có Bác. Dẫu Người có đi xa, nhưng những di sản, kỷ vật và bài học mà Người để lại luôn được các thế hệ Nhân dân Bình Thuận khắc ghi, giữ gìn và bảo tồn cẩn thận.
Dục Thanh - ngôi trường mái ngói rêu phong cổ kính mãi cho đến hôm nay vẫn không có nhiều thay đổi, kể từ lúc thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân tại đây để dạy học cho những học trò nhỏ xứ biển. Cây khế, giếng nước và vườn cây vẫn xanh tươi như thưở người vẫn chăm sóc, vun tưới. Nhà Ngư, Ngọa Du Sào vẫn còn đó. Tại trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy cho học sinh những bài học đầu đời về tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người, về trách nhiệm đối với non sông. Trường Dục Thanh lưu dấu hình bóng Người. Bình Thuận tự hào vì có Bác. Dẫu Người có đi xa, nhưng những di sản, kỷ vật và bài học mà Người để lại luôn được các thế hệ Nhân dân Bình Thuận khắc ghi, giữ gìn và bảo tồn cẩn thận.
Cán bộ, chiến sĩ tham quan trường Dục Thanh.
Chị Văn Thị Xuân Hưng, Trưởng phòng Tuyên truyền, Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh tỉnh Bình Thuận cho biết: trường Dục Thanh ngày nay đã trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu của không chỉ riêng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong tỉnh mà còn là điểm đến của hàng chục ngàn du khách mỗi năm. Trường Dục Thanh hiện nay không chỉ là nơi lưu giữ những hình ảnh và kỷ vật của Bác trong thời gian dừng chân dạy học tại đây, mà đã trở thành nơi sinh hoạt chính trị, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ người dân Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Đến ngôi trường cổ kính này, để hiểu về Bác hơn, để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác và tự soi lại mình để sống tốt hơn.
Du khách tham quan trường Dục Thanh.
Đất nước đã hòa bình, nhưng tinh thần độc lập tự chủ, bản lĩnh dám nghĩ dám làm, dám dấn thân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi là bài học quý báu để cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh Bình Thuận hôm nay vững vàng niềm tin trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hành trình tìm đường cứu nước, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, về tinh thần tận tụy, hy sinh quên mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Di sản tư tưởng và tấm gương đạo đức cao đẹp của Người mãi mãi là tài sản quý báu, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân ta.
Duy Thỉnh