(QK7 Online) - Cuối tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ tịch tự tay viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe.
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập”.
“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ với ý tưởng cao đẹp của Người có ảnh hưởng sâu sắc với tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân và mọi người hăng hái làm theo tiếng gọi của Bác.
Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trực thuộc Bộ Quốc gia giáo dục.
Ngành thể thao Việt Nam lấy dấu mốc lịch sử chính là ngày Bác Hồ viết lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” ngày 27/3/1946.
Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Truyền thống Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2017), Báo Quân khu 7 Online xin gửi đến bạn đọc một số hoạt động thể thao quốc phòng:
Đội bay Paramotor của CLB Hàng không phía Nam – Sư đoàn KQ370 bay biểu diễn.
Các chiến sĩ thể thao Quân đội trong ngày Đại lễ.
Bước nhảy vào không trung (các chiến sĩ dù của sư đoàn KQ370 luyện tập nhảy dù).
Giờ thể thao ở đơn vị.
Giờ thể thao ở đơn vị.
Giây phút quyết định (đội bóng rổ PK-KQ trong trận chung kết Vô địch Quốc gia).
Bơi vũ trang.
Niềm vui chiến thắng (Giải đua xe đạp do báo QĐND tổ chức).
Hoa nở giữa bầu trời.
NGUYỄN VIỆT CƯỜNG