Bác Hồ coi đạo dức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng, là nguồn nước làm cho tinh thần cách mạng không bao giờ cạn. Ngay từ bài mở đầu trong cuốn sách “Đường cách mệnh” là cuốn sách bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam đi theo học thuyết Mác-LêNin và con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Bác Hồ đã viết bài “Về tư cách của một người cách mạng”. Và đến bài viết cuối cùng đăng trên báo Nhân Dân nhân dịp 39 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1969). Bác lại đề cập đến vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên với đầu đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Rồi trong Di chúc, Người lai nhắc nhở Đảng ta phải đào tạo thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng thành những người vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.
Đạo đức mà Bác Hồ đã đặt ra rất gần gũi với mình, những phẩm chất mình cần tu dưỡng, những dịnh hướng để vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc sống con người, phải chăng đó là 4 phẩm chất đạo đức sau đây:
1. Trung với nước, hiếu với dân
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Khi Bác Hồ đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều ở nơi dân”, thì quan niệm về nước, về dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước. Có thể thấy rất ít lãnh tụ cách mạng nói về dân đến như vậy.
Hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chổ thương dân với tính chất là những đối tượng cần phải”day dỗ, chăn dắt, ban ơn” mà vấn đề là phải gần dân, gắn bó với dân, lấy dân làm gốc, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân biết sử dụng quyền làm chủ, xứng đáng là người làm chủ.
2. Yêu thương con người
Tình yêu thương con người đó trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện bằng ham muốn tột bậc của Người là nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu không có tình thương yêu con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng "phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Phẩm chất cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư đòi hỏi mỗi người phải lấy chính mình là đối tượng để tự điều chỉnh. Chinh vì vậy, đây là vấn đề phúc tạp, nói dễ làm khó, và trong cuộc sống vẫn thường hay vi phạm. Bởi vì, nó đụng chạm đến không những chỉ lợi ích vật chất cụ thể, mà cả những lợi ích khác như danh, vị, chức, quyền, mà chủ nghĩa cá nhân ích kỷ vụ lợi thường đưa con người đi đến những hành vi vô đạo đức.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là tinh thần quốc tế vô sản mà Bác Hồ đã nêu lên: “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, mà Bác Hồ là Người đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiển của bản thân mình và bằng sự nghiệp của cả dân tộc.
Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm mục đích khơi dậy và phát huy các giá trị tư tưởng; đạo đức, phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển các giá trị tư tưởng, đạo đức cách mạng; xây dựng con người Việt Nam XHCN có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
Cho nên, học tập và rèn luyện làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí minh có nghĩa tất cả mọi người đều phải tự giáo dục, tự rèn luyện theo gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không trừ một ai. Chẳng hạn bây giờ chúng ta đã và đang chống tham nhũng. Ai cũng nói tham nhũng như một quốc nạn, thậm chí cả những kẻ tham nhũng lớn cũng không ngớt lời phê phán, lên án. Nói là cần thiết, nói nữa cũng không thừa. Nhưng nếu mỗi người đều thực hành chống tham nhũng, trước hết là tự mình không tơ hào một tí gì của công, rồi giữ cho vợ con, người thân của mình cũng như vậy; nếu mỗi đơn vị công tác, mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương đều liêm chính, có những việc làm cụ thể bảo đảm nơi mình không có tham nhũng, không dung túng, bao che mà xử phạt nghiêm minh “Quốc pháp bất vị thân” tất cả những kẻ tham nhũng … thì hiệu quả sẽ rõ rệt, đáng phấn khởi hơn nhiều! Một bước đi trong thực tiễn, dù nhỏ, vẫn có giá trị hơn cả triệu lời nói suông.
Khoa KHXH&NV Trường quân sự/QK7