Được đánh giá là dự án giao thông trọng điểm không chỉ của khu vực miền Nam mà còn của cả nước, với tổng chiều dài 99 km, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua hai tỉnh Đồng Nai (52 km) và Bình Thuận (47 km), tạo nên trục kết nối quan trọng giữa TP.HCM và các tỉnh Nam Trung Bộ..
Được đầu tư với tổng vốn lên tới 12.500 tỷ đồng, tuyến cao tốc đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về hạ tầng giao thông, với mặt đường rộng 32 m, 6 làn xe và tốc độ tối đa 120 km/h.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được xem là động lực tăng trưởng của không chỉ Bình Thuận mà còn là thị trường các tỉnh phía Nam
Sự ra đời của cao tốc này được ví như “động mạch chính”, thúc đẩy liên kết vùng, giảm tải áp lực cho Quốc lộ 1A, và đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương lân cận, giúp các tỉnh phía Nam tận dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có.
“Chìa khoá vàng” mở liên kết vùng miền Nam
Nhiều chuyên gia nhận định, một trong những lợi thế lớn nhất của tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là khả năng rút ngắn thời gian di chuyển giữa các đầu mối kinh tế.
Trước đây, hành trình từ TP.HCM đến Phan Thiết kéo dài 4-5 giờ, nhưng nay chỉ còn khoảng xấp xỉ gần 2 giờ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích lớn cho du lịch, mà còn cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các vùng.
Với thời gian di chuyển thuận tiện, du khách từ TP.HCM và các khu vực lân cận dễ dàng lên kế hoạch cho các chuyến đi cuối tuần hoặc nghỉ dưỡng ngắn ngày tại Bình Thuận. Sau khi cao tốc thông xe, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay luôn diễn ra sôi động, nhất là vào các dịp lễ, tết hay cuối tuần với lượng khách đến thường tăng đột biến. Bên cạnh giao thông, lượng khách đến Phan Thiết tăng so với cùng kỳ năm trước do nhiều yếu tố thuận lợi như thời tiết tốt, nhiều gói tour khuyến mãi hấp dẫn…
Không chỉ là tuyến cao tốc, Dầu Giây - Phan Thiết còn tạo hiệu ứng domino trong việc phát triển hạ tầng. Theo quy hoạch, Bình Thuận đang tiếp tục đầu tư vào các tuyến đường liên kết như cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo, tuyến đường ven biển ĐT.719B và sân bay Phan Thiết dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Các dự án này sẽ biến Bình Thuận thành “cửa ngõ” chiến lược kết nối Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn phía Nam.
Hưởng lợi lớn từ các dự án này, Bình Thuận đã và đang chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tăng trưởng tiềm năng du lịch cho đến sức hút đầu tư bất động sản, nhất là phân khúc nghỉ dưỡng và xu hướng đầu tư “ngôi nhà thứ 2” - second home.
Thay đổi cục diện thị trường second home miền Nam
Trước đây, khi nhắc đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng – second home gần TP.HCM, các địa danh như Vũng Tàu, Hồ Tràm hay Long Hải thường chiếm ưu thế, nhờ vị trí gần và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, sự ra đời của cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã làm “cuộc chơi” đảo chiều.
Ông Phạm Sỹ Hoàng, Tổng giám đốc Thủ Thiêm Real cho biết, nhà đầu tư second home rất chú trọng yếu tố kết nối giao thông, cơ sở hạ tầng vì ngoài mục tiêu sinh lời, họ còn dùng tài sản này để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng cho bản thân lẫn khai thác vận hành.
Theo thống kê, số lượng giao dịch bất động sản tại khu vực này đã tăng trưởng ấn tượng trong năm qua, đặc biệt tập trung tại các dự án ven biển hoặc tích hợp nghỉ dưỡng.
Ngoài việc hạ tầng cải thiện, một trong những điểm mạnh lớn nhất của Bình Thuận là giá đất vẫn còn ở mức hợp lý, so với những thủ phủ nghỉ dưỡng khác trên cả nước. Biên độ tăng giá tại Bình Thuận nói chung, Phan Thiết nói riêng sau chủ trương phát triển cao tốc, sân bay cũng được dự đoán tích cực, khi nhìn vào những diễn biến tương tự tại Cam Ranh (Khánh Hoà) hay Vân Đồn (Quảng Ninh).
Phối cảnh sân bay Phan Thiết – bệ phóng phát triển tiếp theo của thị trường second home Phan Thiết
Hiện tại, chính quyền địa phương Bình Thuận cũng đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đầu tư nhằm thu hút các dự án lớn trong lĩnh vực du lịch và bất động sản.
Trong năm 2024, UBND tỉnh Bình Thuận tập trung vào việc triển khai các quy định mới từ các Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, nhằm tạo ra hành lang pháp lý ổn định, minh bạch cho các hoạt động đầu tư bất động sản. Môi trường kinh doanh minh bạch và sự hỗ trợ từ chính quyền là yếu tố thuận lợi giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
Với nền tảng hạ tầng vững chắc, Bình Thuận đang sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới, nơi du lịch và bất động sản trở thành trụ cột phát triển. Theo đó, bản thân Phan Thiết, nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đang trở thành cái tên sáng giá trên bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam.
Không chỉ thu hút các “đại bàng”, lựa chọn này mà còn làm thay đổi xu hướng đầu tư second home. Thay vì các địa điểm quen thuộc, người mua cá nhân cũng ưu tiên các khu vực có không gian sống thiên nhiên, chưa khai thác ồ ạt, để kết hợp nghỉ dưỡng và đầu tư.
Phương Vũ