Ảnh minh hoạ.
Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nghệ An, các báo cáo nghiên cứu thống kê đều cho thấy, Việt Nam đang vào hàng đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số với khoảng 20 triệu người có sở hữu tài sản số, hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hoá được chuyển vào Việt Nam.
Vì vậy đại biểu Hoàng Minh Hiếu, nếu không có khuôn khổ pháp lý cho hình thức sở hữu này thì sẽ bỏ qua một mảng rất quan trọng của kinh tế số.
Đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài sản số tại Mục 3, Chương II của dự thảo luật, trong đó đưa vào một số điểm.
Thứ nhất, cần có sự phân loại cụ thể tài sản số để có những phương án quản lý khác nhau như phân loại tài sản số thành tiền mã hoá, tài sản số đại diện, tài sản ảo trong hệ sinh thái kỹ thuật số… Pháp luật các nước cũng đã có những quy định phân loại cụ thể để có những hình thức quản lý tài sản số phù hợp.
Thứ hai, dự án Luật còn thiếu các quy định làm rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ tài sản số để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là một nội dung rất quan trọng.
Đại biểu dẫn chứng, pháp luật của Liên minh Châu Âu đặt ra những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của nhà phát hành tài sản số như phải đăng ký hoạt động; phải cam kết chịu trách nhiệm pháp lý đối với các sản phẩm phát hành; các nền tảng giao dịch và lưu trữ tài sản số cũng phải được cấp phép hoạt động và phải duy trì bảo mật thông tin cũng như minh bạch trong giao dịch.
Khánh Chi