(QK7 Online) - Hành trình vượt qua khó khăn, hiểu nhầm ban đầu còn giúp thương hiệu Viettel giá trị hơn khi nhiều khách hàng của nhà mạng khác không có được sự nhiệt tình tương tự trong quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G.
Vào thời điểm triển khai chiến dịch, hạ tầng 4G đã sẵn sàng để tiếp nhận thuê bao 2G, nhưng vấn đề vẫn còn đó. Nhiều khách hàng chưa muốn từ bỏ điện thoại “cục gạch” vì thói quen sử dụng dòng điện thoại 2G có bàn phím đơn giản, pin bền, dễ sử dụng. Những lo ngại về chi phí phát sinh đối với những người có thu nhập thấp, việc di chuyển xa hoặc không biết điểm hỗ trợ chuyển đổi cũng là cản trở.
Có hai giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển đổi được áp dụng trên cả nước. Đầu tiên là điểm chuyển đổi. Giải pháp thứ hai là đến từng nhà, thuyết phục khách hàng.
Giải pháp đầu mang lại hiệu quả cao với số đông. Tính đến đầu tháng 9/2024, Viettel chỉ còn khoảng 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm mạnh so với 8 triệu thuê bao đầu năm. Dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách hàng, nhưng những thuê bao 2G còn lại là những trường hợp khó tiếp cận nhất. Trong khi đó, nhu cầu kết nối của nhóm khách hàng này lại rất chính đáng và quan trọng.
Ngay cả vào thời điểm tháng 9 và 10, Viettel tặng 800.000 điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 1.700 xã khó khăn, đặc biệt là vùng núi, ven biển và dân tộc thiểu số - những nơi gặp khó khăn trong việc chuyển đổi lên 4G, việc cũng vẫn gặp trở ngại. Nhiều khách hàng không tin Viettel tặng điện thoại di động, một món hàng có giá trị ở nông thôn.
Giải pháp thứ hai lúc này đóng vai trò quyết định. Tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đội ngũ thuyết phục khách hàng đã làm việc hết công suất với cả sự sáng tạo để tìm đến và giải quyết những trường hợp khó khăn nhất. Với địa hình đặc thù kéo dài và là một trong những huyện khó khăn nhất tỉnh, đội ngũ nhân sự đi chuyển đổi phải thích nghi với tình thế khi chấp nhận làm thêm giờ với tệp khách hàng công nhân nhà máy chỉ về nhà sau 7h tối, những người già ở một mình và người tàn tật.
Điểm chuyển đổi mang giải pháp tới số đông.
Chị ấy hóa ra bị ung thư vú giai đoạn cuối và thừa nhận với tôi rằng tưởng mình đã qua đời mà không liên lạc nổi với ai. May mắn sống qua cơn đau, chị ấy nhờ hàng xóm gọi gia đình, đồng thời muốn chuyển đổi 2G lên 4G để có thể liên lạc với người nhà ở xa. Tôi tặng điện thoại, hướng dẫn thao tác xong và chào ra về. Tới lúc ấy, chồng và con chị ấy mới bất ngờ vì Viettel tặng điện thoại miễn phí. Họ cũng chủ động xin lỗi vì đã trách nhầm”.
Những nỗ lực như của chị Là nhiều vô số ở tuyến dưới. Các nhân sự chuyển đổi đã vượt mưa gió để đi chuyển đổi, đã đi tới những thôn bản xa trung tâm. Hành trình vượt qua khó khăn, hiểu nhầm ban đầu còn giúp thương hiệu Viettel giá trị hơn khi nhiều khách hàng của nhà mạng khác không có được sự nhiệt tình tương tự. “Hàng xóm của những khách hàng sau khi được chuyển đổi còn nói với tôi ước gì họ sử dụng mạng của Viettel. Những khách hàng tàn tật, neo đơn cũng cảm ơn Viettel rất nhiều sau chiến dịch chuyển đổi này”, chị Là tiết lộ.
Chính sự sát sao, nhiệt tình, nỗ lực của các nhân sự tuyến dưới, Viettel đã hoàn tất chương trình chuyển đổi từ 2G lên 4G với kết quả “vượt ngoài mong đợi”. Đến hết ngày 15/10/2024 - ngày dừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only, toàn mạng Viettel chỉ còn lại chưa đến 100.000 thuê bao 2G, chủ yếu là các thuê bao chỉ bật máy nhưng không sử dụng.
Minh Lập