1. Năm Đinh Dậu (1897)
Đó là năm Dậu đầu tiên đến với cuộc đời Bác. Từ năm 1895 đến đầu năm 1901, Người sống cùng gia đình tại Huế, ở nhờ nhà một người quen trong thành nội (nay là nhà số 112 đường Mai Thúc Loan), đó là những năm gia đình sống trong cảnh thiếu thốn. Ông Nguyễn Sinh Sắc đi chép chữ thuê để kiếm sống. Bà Hoàng Thị Loan thì làm nghề dệt vải để nuôi gia đình. Thời gian này, Người bắt đầu học chữ Hán ở lớp học của cha, tại nhà của ông Nguyễn Sỹ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sỹ Độ).
2. Năm Tân Dậu (1921)
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Đảng Cộng sản Pháp, họp từ ngày 25 - 30/12/1921 tại thành phố Mác-xây, Người được cử vào Đoàn Chủ tịch. Người cảm ơn đại hội Đảng đã quan tâm đến cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa, thể hiện trong việc giành một vị trí xứng đáng cho những đảng viên da màu.
Người đề nghị thành lập Ban nghiên cứu của Đảng về vấn đề thuộc địa. Ban này sẽ khởi thảo chính sách đối với thuộc địa và báo cáo cho Đại hội vào năm sau (1922).
3. Năm Quý Dậu (1933)
Ngày 22/1/1933, với sự giúp đỡ của Luật sư Lodobi (F.H.Loseby) - một luật sư tiến bộ người Anh cùng những người bạn và Thống đốc Hồng Kông, Bác Hồ (lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, Tống Văn Sơ) đã bí mật rời Hồng Kông đi Hạ Môn. Đến Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) vào ngày 25-1-1933, vừa đúng 30 Tết, Nguyễn Ái Quốc dừng lại ăn Tết Âm lịch.
Trước đó, ngày 30/6/1931 Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ bị bắt tại số nhà 186 phố Tam Kung (Cửu Long - Hồng Kông).
4. Năm Ất Dậu (1945)
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13-15/8/1945 quyết định khởi nghĩa.
Quốc dân Đại hội họp ngày 16/8/1945 dưới quyền chủ tọa của Hồ Chủ tịch. Quốc dân đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và tổng bộ Việt Minh.
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo, tuyên bố độc lập của dân tộc Việt Nam trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
Ảnh: Tư liệu
Tháng 1/1957 (Đinh Dậu), Quốc hội quyết định thành lập Ban Sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chủ tịch làm Trưởng ban, đó là Bản Hiến pháp XHCN, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Nhân dân ta và chỉ rõ con đường vẻ vang mà Nhân dân ta đã lựa chọn.
6. Năm Kỷ Dậu (1969)
Năm 1969 sức khỏe của Người sút kém nhanh chóng. Trước khi mất, Người đã viết bài thơ chúc Tết năm 1969:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn”
Sáng ngày 4/9/1969, bản thông cáo đặc biệt của Hội nghị liên tịch giữa BCHTW Đảng, UBTVQH, Hội đồng Chính phủ và Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam truyền đi bản tin đau đớn, Hồ Chủ tịch đã qua đời sau một cơn đau tim rất nặng, thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Người, một tấm gương chói lọi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tinh thần đoàn kết chiến đấu, của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Tên tuổi của Người gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ta ra đời đến nay và tượng trưng cho thời đại hiển hách trong lịch sử dân tộc Việt Nam.