Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 thăm, kiểm tra Chốt dân quân thường trực biên giới xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Điểm sáng trong xây dựng lực lượng DQTV Quân khu là các địa phương đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo Luật DQTV để tổ chức lực lượng phù hợp với từng địa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như: Xây dựng dân quân thường trực (DQTT) ở 100% Ban CHQS cấp xã, cấp huyện; DQTT luôn phiên ở cấp tỉnh; DQTT trong khu công nghiệp; Tự vệ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng.
Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 thăm, kiểm tra Chốt dân quân biên giới xã Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 và thủ trưởng cơ quan Quân khu động viên Hải đội dân quân thường trực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hàng năm, Quân khu đều chỉ đạo các địa phương cử lực lượng DQTV tham gia diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT), phòng thủ dân sự tại địa phương và diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật với các đơn vị bộ đội thường trực. Chỉ tính riêng năm 2023 vừa qua, Quân khu đã có 42 đại đội và 358 trung đội dân quân cơ động/13.720 đồng chí; 50 Tiểu đội và 23 Trung đội dân quân thường trực/1.094 đồng chí; 15 Trung đội DQTV Pháo binh/243 đồng chí; 04 Trung đội DQTV Phòng không/31 đồng chí; 83 Tiểu đội DQTV Y tế/747 đồng chí tham gia các cuộc diễn tập do các địa phương, đơn vị tổ chức bảo đảm an toàn tuyệt đối và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Các Trung đội dân quân thường trực tỉnh Đồng Nai hoạt động hiệu quả.
Hưởng ứng phong trào “LLVT chung sức xây dựng nông thôn mới”, chỉ tính riêng năm 2023, cơ quan quân sự các địa phương đã tổ chức cho DQTV triển khai thực hiện nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả như: Xây mới, sửa chữa 375 căn nhà cho người dân gặp khó khăn; sửa chữa, nâng cấp 150,2 km đường giao thông nông thôn; nạo vét 432 km kênh mương, cống rãnh; khắc phục hậu quả thiên tai (sửa chữa 74 nhà dân bị thiên tai bão lũ; cung cấp nước sạch cho vùng hạn hán, ngập phèn; gieo trồng, thu hoạch 631 ha hoa màu) với 42.711 lượt DQTV/76.683 ngày công lao động. Những việc làm thiết thực đó đã củng cố thêm lòng tin của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mang lại sự yêu thương, cảm phục của Nhân dân đối với lực lượng DQTV Quân khu, làm cho hình ảnh của “người chiến sỹ sao vuông” càng sáng đẹp hơn trong cuộc sống hòa bình hôm nay.
Lực lượng dân quân các chốt dân quân biên giới của Quân khu luôn nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng lực lượng DQTV. Để làm tốt nội dung này, các địa phương, cơ quan, tổ chức cần tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng KVPT, trọng tâm là Kết luận 64 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 28 về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới; Kết luận số 41của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng DBĐV trong tình hình mới; Luật DQTV; Nghị định số 168 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương; Nghị định số 02 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của DQTV… Trên cơ sở đó, cơ quan quân sự địa phương cần tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp để triển khai các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, kịp thời, hiệu quả trong xây dựng DQTV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; triển khai thực hiện Hướng dẫn số 24 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn; Hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đảng ủy Quân khu năm 2024 đã đề ra: 99% chi bộ quân sự cấp xã có cấp ủy; 100% Tiểu đội DQTT, trung đội DQCĐ có tổ đảng; 90% Ban CHQS cấp xã đạt VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng trụ Ban CHQS cấp xã (100% cấp xã hiện nay đã có trụ sở làm việc riêng), theo tiêu chí của từng địa phương ...
Lực lượng nữ tự vệ TPHCM trình diễn múa súng tại Lễ ra quân huấn luyện.
Đây là việc làm thường xuyên, liên tục; trong thời gian vừa qua, các địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện đạt hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là thực hiện tốt nhiệm vụ QPĐP, phối hợp với các lực lượng chức năng giữ vững ANCT-TTATXH. Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương chất lượng DQTV chưa thật cao, hiệu quả hoạt động thấp. Vì vậy, các địa phương, cơ quan, tổ chức cần bám sát chỉ đạo của Quân khu, phối hợp với các ban ngành địa phương, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng DQTV thật hiệu quả, thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa bàn; chú trọng kiện toàn Ban CHQS xã, phường, thị trấn; DQTV trên địa bàn biên giới, biển, đảo, trọng điểm về QP-AN; hướng, KVPT chủ yếu; nâng cao tỷ lệ đảng viên, đoàn viên trong DQTV, bảo đảm đủ số lượng theo quy định, chất lượng tổng hợp cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ của của lực lượng DQTV.
Trong những năm qua, việc huấn luyện DQTV đã được các địa phương chú trọng, tạo nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, công tác huấn luyện DQTV còn bộc lộ một số bất cập, nhất là việc cập nhật nội dung huấn luyện chưa sát với phương án, địa bàn; có nội dung còn biểu hiện hình thức, nên chất lượng huấn luyện, hoạt động chưa cao, còn lúng túng khi tham gia xử lý các tình huống tại cơ sở. Để khắc phục những hạn chế này, các địa phương cần tích cực nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trong tình hình mới. Nội dung huấn luyện phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm địa bàn và phương án phòng thủ,… để xây dựng kế hoạch, nội dung, thời gian và phương pháp huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng DQTV. Trong quá trình huấn luyện, cần thực hiện tốt phương châm “Cơ bản, thiết thực, chất lượng”, coi trọng giáo dục, nâng cao chất lượng chính trị, trình độ chiến kỹ, chiến thuật và khả năng phối hợp trong tác chiến, chiến đấu phòng thủ, bảo đảm sát đối tượng, phương án và địa bàn hoạt động. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, giữa huấn luyện cơ bản với luyện tập, diễn tập; chú trọng vận dụng hiệu quả cơ chế phối hợp, hiệp đồng giữa DQTV với các lực lượng trong diễn tập KVPT, chống khủng bố, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố… Trong huấn luyện đội ngũ cán bộ DQTV cần đổi mới theo hướng trang bị kiến thức, kỹ năng toàn diện, đảm bảo có đủ năng lực chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp bảo vệ ANCT-TTATXH trên địa bàn.
Thứ tư, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về công tác QPĐP, DQTV; kịp thời sơ, tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, tích cực phát hiện, xây dựng những nhân tố, mô hình mới, cách làm hay để nhân rộng, học tập trong toàn Quân khu.
Quân khu 7 luôn là nơi có nhiều sáng kiến, cách làm hay mang tính thực tiễn cao. Để tiếp tục phát huy điểm mạnh này, các địa phương cần tiếp tục tích cực thực hiện tốt các đề án, mô hình đã triển khai và nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các đề án, mô hình mới thiết thực về công tác QPĐP, DQTV như: Đề án “Tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV giai đoạn 2021 - 2025”; mô hình “Xây dựng hình ảnh đẹp DQTV”; “DQ nắm hộ dân” … Tiếp tục duy trì nền nếp và phát huy hiệu quả việc giao ban ngành DQTV kết hợp với tham quan, học tập những mô hình hay, sáng tạo tại các địa phương, đơn vị. Từng địa phương phải chủ động, vận dụng sáng tạo chỉ đạo của cấp trên vào thực tiễn địa bàn một cách khoa học, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ để có những mô hình hay, cách làm mới cho việc học tập, nhân rộng trong từng địa phương, đơn vị và toàn Quân khu.
Thứ năm, huy động và phát huy tốt các nguồn lực để bảo đảm cho xây dựng và hoạt động của lực lượng; trang bị cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ cho huấn luyện, SSCĐ, sinh hoạt, học tập của DQTV.
Cơ quan quân sự các cấp cần tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bảo đảm ngân sách cho công tác QPĐP, trong đó chú trọng tới việc bảo đảm, trang bị cơ sở vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV, bảo đảm đúng, đủ chế độ, chính sách cho lực lượng; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và giữ nghiêm kỷ luật, bảo đảm cho tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của DQTV đúng quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT Quân khu, lực lượng DQTV vẫn đang ngày đêm khắc phục khó khăn, thử thách, phối hợp với các lực lượng chức năng hoạt động hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của mỗi cán bộ, chiến sĩ DQTV thì trách nhiệm của cơ quan quân sự các cấp cần phải tiếp tục phát huy để xây dựng lực lượng này vững mạnh về mọi mặt, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7