Đất và người Khu 7

Next
Prev

(QK7 Online) - Đồng chí Lương Văn Nho, sinh năm 1916, ở quê ngoại, tại ấp xóm Trầu, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Đồng chí vốn họ Đỗ, nhưng lấy theo họ mẹ (Lương Thị Thìn). Cha đồng chí là Đỗ Văn Thượng, một viên chức nhỏ, quê ở làng Tân Ba, xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên (nay là phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên), tỉnh Bình Dương. Thuở nhỏ, đồng chí Lương Văn Nho nổi tiếng học giỏi, được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường của thực dân Pháp, đậu bằng Thành Chung. Năm 18 tuổi, đồng chí Lương Văn Nho được hãng xà phòng Trương Văn Bền ở Chợ Lớn mời vào làm kế toán.

Read more

(QK7 Online) – Ngày 20/10, tại tư gia bà Nguyễn Thị Mai (1943-2024) - nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định của đơn vị biệt động 90C (phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM), Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trang trọng tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật lịch sử là khẩu súng K54 do Anh hùng lực lượng vũ trang, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tặng bà Nguyễn Thị Mai tại Hội nghị Chiến sĩ thi đua toàn Miền năm 1967.

Read more

(QK7 Online) – Ngày 21/10, Bí thư Thành Đoàn TPHCM Ngô Minh Hải cho biết: Tuổi trẻ TPHCM đã triển khai tổ chức đợt sinh hoạt truyền thống kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024) với nhiều nội dung, hoạt động. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước, củng cố niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ thanh niên đi trước đã chọn.

Read more

(QK7 Online) - Đồng chí Bùi Thanh Vân, sinh tháng 3-1927, tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng (nay là phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng), tỉnh Tây Ninh. Xuất thân trong một gia đình công nhân, năm 13 tuổi đồng chí phải thoát ly gia đình đi làm công nhân cao su cho Sở cao su tại huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một. Trải qua thực tế cùng cực của người công nhân cao su, nhận thấy sự bóc lột tận cùng sức người lao động của giới chủ đồn điền, được giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tích cực tham gia các cuộc đình công của công nhân, đòi giới chủ tăng lương, giảm giờ làm.

Read more

(QK7 Online) - Đồng chí Lê Thanh, sinh năm 1925, tại làng Phú Thọ Hòa, tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay là phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng chí tham gia Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại địa phương. Sau đó, đồng chí nhập ngũ và trưởng thành từ chiến sĩ Liên quận Gò Vấp - Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Read more

(QK7 Online) - Đồng chí Võ Văn Thạnh, sinh ngày 31-10-1921, tại xã An Bình, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là phường An Bình, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng chí tham gia cách mạng tháng 6-1945, hoạt động tại Tổng công đoàn Nam Bộ. Trong Cách mạng tháng Tám (1945), cùng lực lượng Thanh niên Tiền phong đồng chí tham gia giành chính quyền tại địa phương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí nhập ngũ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1946). Từ năm 1945 đến năm 1949, đồng chí học tập, rèn luyện, chiến đấu và trưởng thành từ chiến sĩ đến Đội trưởng Đội du kích xã, Đại đội trưởng Chi đội 13, Tham mưu trưởng Trung đoàn 300 Dương Văn Dương. Từ năm 1950 đến năm 1952, đồng chí đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Tác huấn Phòng Tham mưu Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Phó ban Tác huấn Khu 7.

Read more

(QK7 Online) - Đồng chí Trần Văn Danh, sinh năm 1923, tại xã Tân Thới Nhì, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 13 tuổi, đồng chí làm giao liên cho cách mạng. Năm 16 tuổi, theo học ở Trường Bá Nghệ Sài Gòn đến khi phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp, trường đóng cửa.

Read more

(QK7 Online) - Đồng chí Đào Sơn Tây, sinh ngày 10-1-1915, trong một gia đình công nhân nghèo ở xã Tân Thủy, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Thuở nhỏ, đồng chí có tuổi thơ đầy cơ cực, mới lên 8 tuổi đã mồ côi mẹ. Cuộc sống khó khăn, Đào Sơn Tây phải đến ở với người cậu. Năm 11 tuổi, để có tiền đi học, Đào Sơn Tây vừa đi làm thuê vừa đi học. 18 tuổi, Đào Sơn Tây xa gia đình, đi làm thuê và học nghề ở Đềpô Dĩ An và các gara ở Sài Gòn để sinh sống. Sớm lăn lộn với cuộc sống, chứng kiến những cảnh đời khốn cùng dưới ách áp bức của thực dân, đồng chí Đào Sơn Tây dần hiểu được rằng, chỉ có độc lập, tự do mới mang lại hạnh phúc cho con người. Nhận thức được điều đó, đồng chí đã đi theo cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới cứu thoát nhân dân khỏi cuộc sống lầm than.

Read more

TIN MỚI NHẤT

DƯ LUẬN QUAN TÂM

BẢN TIN TRUYỀN HÌNH QUÂN KHU 7

PHÓNG SỰ ẢNH

ĐỌC BÁO IN

BẠN CẦN BIẾT

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Thiết kế phần mềm Công ty phần mềm GSOT GROUP