(QK7 - Online) - Khi nói đến ngành cơ khí ai cũng nghĩ đến phải là lĩnh vực của nam giới, vì nó là ngành của dầu nhớt, của những máy hàn, máy nguội, máy phay, máy tiện…Nhưng không phải vậy, đôi lúc ngành nghề lại có nhiều khác biệt. Khoa cơ khí, Trường Cao đẳng nghề số 7 có những bóng hồng luôn tận tụy với cái nghiệp của mình, đó là truyền giảng kiến thức cho những học viên.
Bằng cử chỉ ân cần, các giáo viên dẫn dắt học viên vào bài giảng, gợi mở cách giúp họ xử lý phần phần thực hành trên máy được thầun thục hơn. Cơ khí vốn là ngành nặng nhọc lại không phù hợp với phái nữ thế nhưng các cô lại chọn và gắn bó với nghề trong nhiều năm liền tại Trường Cao đẳng nghề số 7. Chỉ vì lòng đam mê và thấy nhiều người còn có ý trọng nam khinh nữ, các cô quyết định chọn ngành cơ khí để theo học và cũng để chứng minh rằng nữ cũng có thể làm được những công việc của nam giới. Không chỉ đơn thuần làm công tác giảng dạy và quản lý, các cô còn cùng nhau nghiên cứu, chế tạo nhiều thiết bị phục vụ cho công tác huấn luyện cũng như để áp dụng vào thực tiễn. Đơn cử như mô hình máy phay CNC đạt giải cao trong hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình trang thiết bị huấn luyện toàn quân.
Cô Phan Thị Thúy Liễu kiểm tra sản phẩm của học viên
Cô Phan Thị Thúy Liễu, Trưởng khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề số 7 tâm sự: Lúc còn đi học phổ thông có lần tôi xem ti vi thấy các kỹ sư của Nhật làm các chi tiết máy thật tinh xảo khiến tôi rất thích thú. Từ đó tôi rất hay tìm hiểu và tìm mua các sách về cơ khí để đọc và cũng từ lúc ấy niềm đam mê đó đã gắn chặt với tôi cho đến ngày hôm nay.
Còn đối với cô Ngô Thị Hoa, giáo viên công nghệ chế tạo máy thì niềm say mê với công việc luôn theo cô suốt chặng đường của ngành nghề mà mình đã chọn. Với cô, các khó nhất trong công việc chính là thể lực của nữ thì không bằng nam, nhiều lúc có nhiều chi tiết máy móc nặng thì cô không thể tự làm một mình mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của học viên. Đáp lại sự chân tình ấy của cô giáo, các học viên luôn răm rắp thực hành theo nhữn bài giảng, những bài thực hành mà cô Hoa truyền đạt cho họ.
Cô Ngô Thị Hoa hướng dẫn thực hành cho học viên lớp cắt gọt kim loại
Điều các cô quan tâm nhất là học viên sau khi tốt nghiệp phải có kiến thức nền, tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. Đó cũng là lý do khiến cô bỏ nhiều công sức đầu tư, xây dựng lại chương trình giảng dạy cho phù hợp ở khoa cơ khí. Là giáo viên nữ, lại làm việc trong môi trường có nhiều công việc nặng, nhưng không vì vậy mà các cô chùn bước. Mọi khó khăn đều được giải quyết ổn thỏa để lòng đam mê nghề nghiệp lại vượt lên chính mình. Những kiến thức, những bài thực hành, những lời dặn dò ân cần đều đến với những học viên. Tất cả chỉ mong muốn khi ra trường các học viên có được một tay nghề vững chắc. Đáp lại tấm lòng nhiệt tình và ân cần của các cô Khoa cơ khí, các học viên cũng luôn giành cho các cô những tình cảm đặc biệt và chân thành nhất
Học viên Nguyễn Văn Trọng, lớp trung cấp cắt gọt kim loại tâm sự: Thât sự các học vên trong lớp đều mến cô Hoa, chắc có lẽ là giáo viên nữ dạy cơ khí cũng hơi lạ nên học viên chúng tôi rất chú tâm vào các bài học cô dạy. Chúng tôi cũng lấy tấm gương của cô Hoa để mà học tập. Cô là nữ mà làm nghề cơ khí giỏi thì huống gì mình là đàn ông mà lại không làm được như cô. Đó là quyết tâm mà tôi cùng các bạn trong lớp cùng đặt ra trong khóa học này.
Luôn sâu sát hướng dẫn học viên
Không chỉ là những giáo viên giỏi, cô cũng được khen ngợi là người quản lý trẻ năng động, nhiệt tình. Dù bộn bề với công việc giảng dạy, quản lý nhưng các bóng hồng của Trường Trugn cấp nghề số 7 vẫn không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn lẫn tay nghề. Hiện nay tất cả đều đã có bằng thạc sĩ và công việc của họ vẫn tiếp tục là những người đưa con thuyền tri thức đến với các học viên, Hết lớp học viên này đến lớp học viên khác các cô vẫn tận tụy trong công tác giảng dạy và trên hết đó là niềm đam mê nghề nghiệp.
Tuấn Anh