Trong những năm qua, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục giữ vững phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền quan tâm tăng cường đảm bảo quốc phòng và chăm lo cho LLVT tỉnh tốt hơn. Các công trình, trang thiết bị phòng thủ, doanh trại, nơi ăn ở, kho trạm... được đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, tạo thuận lợi cho LLVT thực hiện nề nếp, xây dựng chính quy, xanh, sạch, đẹp. Thao trường, bãi tập, mô hình học cụ thống nhất, đồng bộ, các chế độ chính sách, quân trang, dụng cụ học tập, sinh hoạt được trang bị đầy đủ theo quy định để LLVT tỉnh học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Thi đua đảm bảo hậu cần SSCĐ
Thượng tá Trần Công Danh, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ CHQS tỉnh Bình Dương cho biết, xác định, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình mới. Hàng năm, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ QS-QP địa phương. Trong đó, tập trung xây dựng, bổ sung hoàn thiện các tiềm lực quốc phòng, KVPT tỉnh, huyện vững chắc, rõ nét là các tiềm lực và thế trận hậu cần sát thực tiễn, đúng quy định đảm bảo cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Hệ thống kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng cho các tình huống về QP-AN và phòng chống khắc phục thiên tai, địch họa hoàn thiện hơn. Hội đồng cung cấp KVPT thường xuyên kiện toàn, phát huy vai trò tham mưu bảo đảm hậu cần diễn tập các hình thức đúng mục đích, đạt yêu cầu. Đã nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền về công tác quốc phòng địa phương và vai trò tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể trong bảo đảm hậu cần khi có các tình huống.
Ngành Hậu cần LLVT cấp tỉnh và huyện thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh công tác bảo đảm hậu cần SSCĐ. Quản lý chặt chẽ vật chất dự trữ đúng, đủ về số lượng, chất lượng phù hợp với nhiệm vụ trước mắt và khi có tình huống, với kinh phí 13,7 tỷ đồng. Ngoài ra, tăng cường quản lý, bảo dưỡng sử dụng thuyền, ca nô, phương tiện vận tải, nhà bạt và các dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, cháy nổ, sập công trình… đề xuất, tham mưu xây dựng hoàn thiện hơn các hạng mục công trình Đề án căn cứ Hậu cần - kỹ thuật (HC-KT) cho ngành Hậu cần toàn quân đến tham quan năm 2012 và phục vụ Bộ Quốc phòng Tổng kết công tác Hậu cần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị (khóa X), giai đoạn 2008-2018 về việc xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới.
Thi đua tăng gia sản xuất
Với mục tiêu bảo đảm cho các lực lượng ăn ngon, mặt đẹp, ngủ ấm, uống sạch, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh luôn chủ động tạo nguồn, khai thác, bảo đảm nâng cao bữa ăn hàng ngày cho bộ đội. Ngoài tiêu chuẩn, đưa vào ăn thêm từ 7000 – 15000 đồng/người/ngày, với tổng số tiền trên 9,6 tỷ đồng; các ngày lễ, tết được bảo đảm ăn thêm 100.000 đồng/người/ngày, với số tiền trên 48 tỷ đồng. Các bữa ăn của bộ đội luôn bảo đảm dinh dưỡng, định lượng calo, thường xuyên chế biến các món ăn ngon, phong phú, vệ sinh, an toàn thực phẩm, giúp bộ đội ăn ngon, sức khỏe tốt.
Đó là kết quả thi đua đẩy mạnh TGSX, chăn nuôi, làm dịch vụ của toàn LLVT tỉnh theo mô hình V-A-C. Chú trọng chăn nuôi, trồng trọt các loại cây phù hợp, hiệu quả như: Cao su, sao, dầu, lúa và hoa màu, rau củ quả. Tổng nguồn thu từ tăng gia sản xuất, làm dịch vụ trong giai đoạn 2015-2020, hơn 60,8 tỷ đồng, bình quân trên 13,5 triệu đồng/người/năm.
Nhiều mô hình TGSX ứng dụng công nghệ cao được đầu tư thực hiện đem lại hiệu quả, như: “Vườn rau sạch, an toàn, công nghệ cao theo phương pháp thủy canh” của thị xã Tân Uyên và 2 huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên. Vườn rau sạch hữu cơ: huyện Bắc Tân Uyên; mô hình “Khu TGSX tập trung kết hợp khu căn cứ hậu cần, kỹ thuật” của thành phố Dĩ An; mô hình “Trồng lúa nước” của xã An Điền, thị xã Bến Cát; xã Thường Tân, Tân Mỹ, Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên… hiệu quả từ TGSX, làm dịch vụ của LLVT tỉnh tạo nguồn thực phẩm sạch, giá rẻ hơn thị trường 12 - 15% để đưa vào ăn thêm và cung cấp ra thị trường.
Cùng với xây dựng trụ sở làm việc độc lập ở 91 Ban CHQS cấp xã, kinh phí cho mỗi trụ sở từ 1 - 4 tỷ đồng và mua sắm trang thiết bị vật chất, tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng, đảm đảm bảo cho lực lượng dân quân học tập, sinh hoạt và giữ gìn ANTT, cấp ủy, chính quyền còn giao quỹ đất, quy hoạch khu TGSX, bình quân 100 – 500m2, đảm bảo kinh phí từ 100 đến 500 triệu đồng để xây dựng khu TGSX. Chính sự quan tâm đó, 91 Ban CHQS cấp xã đều TGSX có hiệu quả, bảo đảm đủ từ 75 - 100% định lượng rau xanh, thịt, cá các loại, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho lực lượng dân quân.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội được quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đội ngũ y, bác sĩ quân y thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu đạt “đơn vị quân y 5 tốt”; duy trì thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch; thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh. Bảo đảm quân số khỏe luôn đạt 99,8% trở lên.
Ngành Hậu cần LLVT tỉnh còn tham mưu, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện tốt công tác “Xây dựng và quản lý doanh trại, chính quy, xanh, sạch, đẹp”; tăng cường quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, bảo đảm hệ số kỹ thuật; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách, nhu cầu về ăn, mặc, sinh hoạt, thực hiện nhiệm vụ cho các thành phần lực lượng theo quy định; tăng cường quản lý, sử dụng vật chất hậu cần, tài chính đúng quy định và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Kết quả trên là sự nỗ lực của CB, CS, NV ngành Hậu cần LLVT tỉnh trong xây dựng ngành VMTD và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nó tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Hậu cần tỉnh an tâm tư tưởng, thi đua sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao..