Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt khoảng 40%.
Đến năm 2025, toàn tỉnh Kon Tum có 8 đô thị. Trong đó, 1 đô thị loại II là thành phố Kon Tum; 3 đô thị loại IV (thị trấn Plei Kần mở rộng, thị trấn Đăk Tô, thị trấn Đăk Hà); 4 đô thị loại V (thị trấn Đăk Rve, thị trấn Măng Đen, thị trấn Sa Thầy, thị trấn Đăk Glei).
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 50 - 52%.
Đến năm 2030, toàn tỉnh Kon Tum có 12 đô thị. Trong đó, có 1 đô thị loại II là thành phố Kon Tum; 5 đô thị loại IV (thị xã Ngọc Hồi, thị trấn Đăk Tô, thị trấn Đăk Hà, thị trấn Sa Thầy, thị trấn Măng Đen); 6 đô thị loại V (thị trấn Đăk Rve; thị trấn Đăk Glei; trung tâm huyện lỵ Kon Rẫy; Trung tâm huyện lỵ Tu Mơ Rông; Trung tâm huyện lỵ Ia H’Drai).
Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Kon Tum dự kiến thành lập mới 1 đô thị loại V tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Chương trình phát triển đô thị vừa được phê duyệt cũng đã định hướng phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2050.
Theo đó, phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước. Hệ thống đô thị có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh.
Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.
Để thực hiện chương trình phát triển đô thị nói trên, tỉnh Kon Tum dự kiến cần khoảng 67.911 tỷ đồng.
Lê Lê