Ảnh minh họa
Theo đó, Cụm công nghiệp Tường Sơn với quy mô diện tích khoảng 19,9ha, tổng mức đầu tư dự án là 120,4 tỷ đồng. Hiện tại, đã thu hút được 5 doanh nghiệp chấp thuận chủ trương đầu tư và 03 doanh nghiệp được cho thuê đất đang hoạt động sản xuất.
Việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tường Sơn nhằm thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Đồng thời tạo quỹ đất để di dời các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn thị xã, để đưa vào sản xuất tập trung tại Cụm công nghiệp Tường Sơn.
Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho lao động, thu nhập ổn định, đào tạo nghề nâng cao mức sống cho nhân dân, tăng thu ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tăng tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi đất công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội sang đất đô thị, dịch vụ.
Tập trung hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động và mở rộng Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex - VSIP Bình Định, hình thành vành đai công nghiệp Vân Canh - An Nhơn - Phù Cát, phát triển Khu công nghiệp điện tử, bán dẫn Hoà Hội và Khu công nghiệp Cát Trinh gắn với đô thị sân bay Phù Cát, mở rộng Khu công nghiệp Hòa Hội.
Đầu tư xây dựng mới Khu công nghiệp Tây Giang, huyện Tây Sơn; Khu công nghiệp phía Nam Quốc lộ 19, thị xã An Nhơn; Khu công nghiệp Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ; Khu công nghiệp Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn; Khu công nghiệp Vân Canh, huyện Vân Canh và tại các địa phương khác khi có điều kiện.
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, thiết kế các khu chức năng linh hoạt để có thể tăng cơ hội chia sẻ nguồn lực, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp.
Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 6.714 ha.
Quy hoạch cũng định hướng tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu sửa hạ tầng kỹ thuật bên ngoài để kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp; triển khai Đề án bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên bố trí khoảng 50% diện tích phục vụ chế biến nông, lâm, thủy, hải sản trong cụm công nghiệp.
Hoàn thành di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp Quang Trung và Nhơn Bình (thành phố Quy Nhơn) và cụm công nghiệp Gò Đá Trắng (thị xã An Nhơn). Phát triển các cụm công nghiệp mới tại các địa phương khi có điều kiện.
Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.470 ha.
Lê Lê