Hình minh họa
Đề xuất gần 20.000 tỷ xây cầu trên cao, xóa “nút thắt” lớn nhất cửa ngõ TP.HCM – Bình Dương
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP. Thủ Đức là một trong 5 hạ tầng quan trọng đang được TP.HCM hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư.
4 dự án còn lại gồm: Mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An); quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương); quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3); đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành); cầu - đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).
Cụ thể, dự án mở rộng quốc lộ 13 (đoạn qua TP Thủ Đức): là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía bắc TPHCM thường xuyên ùn tắc do khả năng đáp ứng của hạ tầng hạn chế.
Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án, trục cửa ngõ này dài 5,95 km (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) hiện chỉ rộng từ 19-26m, với 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức). Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Đức (đang được Bộ Xây dựng thẩm định), định hướng biến quốc lộ 13 thành tuyến đường tốc độ cao, với bề rộng 60m.
Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án, trục cửa ngõ này dài 5,95 km (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) hiện chỉ rộng từ 19-26m, với 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức). Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Đức (đang được Bộ Xây dựng thẩm định), định hướng biến quốc lộ 13 thành tuyến đường tốc độ cao, với bề rộng 60m.
Thủ tướng có chỉ đạo quan trọng với dự án cao tốc rút ngắn thời gian Cao Bằng đến Hà Nội chỉ còn 3,5 giờ
Tại buổi thị sát dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý triển khai giai đoạn 2 mở rộng cao tốc này lên 4 làn xe theo hình thức PPP từ năm 2026, theo Vnexpress.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc cho dự án. Nhà đầu tư, đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng để góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 121 km, đi qua Lạng Sơn, Cao Bằng, được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đang được triển khai gồm xây dựng cao tốc dài hơn 93 km với 2 làn xe; các đoạn qua cầu, hầm có 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến quy mô 4 làn xe. Tổng mức đầu tư hơn 14.110 tỷ đồng theo hình thức PPP, trong đó ngân sách chiếm 69%.
Giai đoạn 2 gồm mở rộng đoạn đường 2 làn lên 4 làn hoàn chỉnh (có làn khẩn cấp) với tổng mức đầu tư hơn 3.830 tỷ đồng và xây mới đoạn còn lại 27 km kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh với tổng mức đầu tư 5.100 tỷ đồng.
Đại diện nhà đầu tư cho biết đến nay công tác giải phóng mặt bằng toàn dự án đạt 87,4 km trong tổng số 93,3 km (chiếm 93%). Hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đặt mục tiêu đến hết tháng 12/2024 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự án. Các đơn vị thi công đã huy động 1.020 nhân sự, 357 máy móc thiết bị tổ chức làm ngày đêm, phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 cuối năm 2025.
Sắp khởi công cầu vượt cao tốc 1.000 tỷ đồng qua Quốc lộ 51
Cao tốc Bến Lức – Long Thành, dài 54,7km, bắt đầu từ nút giao với cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Đường Vành đai 3, kết thúc tại nút giao Quốc lộ 51. Việc xây dựng cầu vượt tại nút giao này không chỉ nâng cao hiệu quả kết nối giữa các tuyến cao tốc mà còn đồng bộ hóa mạng lưới giao thông khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là kết nối với sân bay Long Thành thông qua cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Theo thiết kế ban đầu, nút giao Quốc lộ 51 (Km 57 600) được xây dựng dưới dạng nút giao kim cương đồng mức. Tuy nhiên, với sự phát triển hạ tầng và nhu cầu kết nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nút giao này được nâng cấp thành cầu vượt, đảm bảo lưu thông liên tục và an toàn cho các phương tiện.
Dự kiến, gói thầu xây dựng cầu vượt sẽ khởi công vào cuối tháng 12/2024 và hoàn thành sau 18 tháng thi công. Việc hoàn thành cầu vượt này sẽ góp phần quan trọng trong việc kết nối các tuyến cao tốc trọng điểm, giảm tải cho Quốc lộ 51 và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Cũng theo Ban Quản lý dự án đường cao tốc phía Nam, hơn 7km cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn từ nút giao cảng Phước An ra Quốc lộ 51 giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự kiến sẽ được thông xe khai thác tạm trong tháng 11/2024.
Hơn 700 tỉ đồng xây dựng ga hàng hóa sân bay Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) , UBND TP Hải Phòng mới đây đã tổ chức khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi.
Theo lãnh đạo ACV, Sau quá trình nỗ lực triển khai các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng HKQT Cát Bi chính thức được khởi công có tổng mức đầu tư 724 tỷ đồng. Quy mô công suất 100.000 tấn hàng hóa/năm và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có khả năng mở rộng lên 250.000 tấn hàng hóa/năm.
Dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào tháng 1/2026. Dự án là động lực quan trọng, góp phần sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của TP Hải Phòng trong lĩnh vực đầu tư, thương mại.
Đây là một trong những dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam CTCP (ACV) làm chủ đầu tư được UBND TP Hải Phòng đưa vào danh mục các dự án trọng điểm.
Liên danh giữa Tổng Công ty 319 Bộ Quốc Phòng & Công ty Cổ phần Sông Đà 5; Tư vấn giám sát Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - CONINCO phải phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, thi công dự án trên.
Hoàng An