Từ năm 2002-2019, Bộ CHQS tỉnh phối hợp các đơn vị đào tạo được 827 SQDB. Việc tổ chức đào tạo SQDB từ hạ sĩ quan xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị 1, dân chính đảng đáp ứng tốt yêu cầu đề ra. Công tác huấn luyện hằng năm luôn đảm bảo về thời gian. Trình độ nhận thức về chính trị quân sự, khả năng hiệp đồng tác chiến của SQDB được nâng lên. Quân số được huấn luyện đạt 98-100%. Công tác đăng ký, quản lý SQDB được duy trì chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu sắp xếp, bổ nhiệm SQDB vào các đơn vị dự bị động viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và huy động. Từ năm 2002-2019, toàn tỉnh có 1.136 SQDB được đăng ký lần đầu, đảm bảo đúng, đủ số lượng, đối tượng. Công tác đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giải ngạch SQDB đảm bảo đúng quy trình, thủ tục.
Tại hội nghị, đại biểu nghe báo cáo tham luận của các đơn vị về kết quả, bài học kinh nghiệm thực hiện Nghị định số 26. Bộ CHQS tỉnh đề nghị Quân khu 7 tham mưu Chính phủ và Bộ Quốc phòng hằng năm mở lớp đào tạo, chuyển loại chuyên ngành hậu cần và kỹ thuật; chi trả chế độ trợ cấp gia đình đối với tất cả SQDB tham gia tập trung huấn luyện, đào tạo; có quy định cụ thể trong xử lý SQDB không chấp hành lệnh huy động...
Hội nghị đã tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/QUTW ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Đại tá Đặng Văn Lẫm, Phó tham mưu trưởng Quân khu 7 đánh giá cao vai trò tham mưu của Bộ CHQS tỉnh trong việc xây dựng lực lượng SQDB và dự bị động viên. Đồng thời, đề nghị Bộ CHQS tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn SQDB; huấn luyện, quản lý, đăng ký và bố trí vào các đơn vị dự bị động viên; tiếp tục nâng cao trình độ nhận thức, kỹ, chiến thuật sẵn sàng chiến đấu của lực lượng SQDB đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
30 tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Nghị định số 26 của Chính phủ về SQDB và công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn được các cấp khen thưởng.