Theo đó, tùy theo loại phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, vạch liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt.
Việc đè vạch khi dừng đèn đỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn khi có thể xảy ra va chạm với xe đang lưu thông theo chiều vuông góc hoặc người đi bộ sang đường.
Quy định về phân loại vạch kẻ đường
Theo Điều 49 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định về phân loại vạch kẻ đường năm 2025 như sau:
(1) Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng.
- Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.
- Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
(2) Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:
- Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;
- Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;
- Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.
(3) Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm: vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.
(4) Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:
- Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;
- Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.
Phương Vũ