Theo Đông y, tất cả các bộ phận của con trâu đều có thể dùng chữa bệnh như thịt, da, xương, lông, móng, sỏi mật, răng…
Con trâu biểu tượng cho sự hiền lành, thật thà, chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó.
Răng trâu: Còn gọi là Ngưu xỉ. Người ta “bào chế” ngưu xỉ bằng cách tán bột sau khi đốt cho cháy và nhúng dấm. Bột ngưu xỉ có tác dụng điều trị chốc đầu trẻ con, răng long ở người già và chống động kinh.
Da trâu: Nấu da trâu rồi cô lại cho đặc gọi là a dao. Khi chỉ định chữa bệnh, a dao có tên là “ngưu dao ẩm”. Người ta dùng “ngưu dao ẩm” sắc với rượu để trị các chứng bệnh như ghẻ ngứa, nhọt độc…
Cao xương trâu: Dùng xương trâu nấu cao đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ… thành cao xương hỗn hợp. Dùng để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi. Lấy cao xương hỗn hợp phối hợp thêm các vị thảo dược như ngũ gia bì, đẳng sâm, thục địa, cẩu tích sẽ cho tác dụng tăng dược tính của bài thuốc cần dùng.
Xương trâu: Dùng xương tươi mới, chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh với bí đỏ, cà rốt, măng, khoai tây… để bồi bổ sức khoẻ.
Sữa trâu: Uống sữa trâu như các loại sữa khác sau khi đã nấu chín để bồi bổ cơ thể.