Đoàn công tác Bộ Quốc phòng và lãnh đạo tỉnh Bình Phước tham quan khu tăng gia sản xuất của chốt chiến đấu Dân quân thường trực xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp.
Xuất phát từ đặc điểm trên, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, cơ quan quân sự các cấp đã tham mưu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về xây dựng KVPT gắn với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong đó, tập trung xây dựng KVPT gắn với củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hậu cần KVPT bảo đảm tốt cho hoạt động của KVPT tỉnh, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa ngay trong thời bình.
Kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc trong tình hình mới và các nghị định của Chính phủ về KVPT là các đề án thực hiện công tác quốc phòng, kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh triển khai xây dựng, thực hiện hiệu quả. Tỉnh chỉ đạo hoàn thành diễn tập 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), bảo đảm chặt chẽ, sát thực tế, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương được nâng lên. Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện 20 đề án, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương, xây dựng KVPT; củng cố, tăng cường tiềm lực chính trị tinh thần, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh (QP-AN) và đối ngoại, góp phần xây dựng các tiềm lực KVPT ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc.
Bộ CHQS tỉnh Tham mưu UBND tỉnh và Quân khu đề xuất với các cấp có thẩm quyền chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tập trung mọi nguồn lực, đầu tư phát triển KT-XH gắn với tăng cường, củng cố QP-AN; đồng thời ngành hậu cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với sở, ngành tương ứng với hậu cần ở cấp tỉnh và các địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các lĩnh vực chuyên ngành; tích cực tham gia trong công tác quy hoạch phát triển KT-XH địa phương, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giao thông vận tải, đầu tư, xây dựng... sẵn sàng huy động nguồn lực hậu cần khi đất nước có tình huống. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khu công nghiệp được phê duyệt đi vào hoạt động, thu hút hơn 100 dự án đầu tư. Đặc biệt trong những năm qua kinh tế tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện thuận lợi để kết hợp giữa phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN, nhất là các địa phương có khu công nghiệp, địa bàn chiến lược, các huyện biên giới có sự chuyển biến tích cực, tạo cơ sở để củng cố, xây dựng KVPT vững chắc.
Xây dựng tiềm lực hậu cần ngày càng vững chắc
Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án xây dựng căn cứ hậu cần – kỹ thuật (HC-KT); kiện toàn thành viên, bổ sung quy chế hoạt động khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện; từng bước hoàn thiện thế trận và nâng cao tiềm lực hậu cần KVPT. LLVT tỉnh duy trì thực hiện nghiêm công tác hậu cần SSCĐ; xây dựng đầy đủ hệ thống văn kiện, dự trữ SSCĐ theo quy định; làm tốt các mặt công tác hậu cần thường xuyên; bảo đảm đúng, đủ, chế độ tiêu chuẩn hậu cần cho các đối tượng; từ nguồn thu tăng gia sản xuất chi ăn thêm thường xuyên, lễ, tết, tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ, DQTT hằng năm với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng. Trong công tác TGSX, đến nay LLVT tỉnh có 17 khu TGSX tập trung với diện tích 1.152 ha, so với năm 2013 tăng 8 khu/663 ha; giá trị thu từ nguồn TGSX (đã trừ chi phí) năm 2022 đạt 8,7 tỷ đồng (tăng 193% so với năm 2013), bình quân đầu người năm 2022 đạt 6 triệu đồng (tăng 200% so với năm 2013).
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư ngân sách cho LLVT sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, nhà ăn, nhà làm việc cho 11 Ban CHQS xã, phường, thị trấn, với kinh phí gần 300 tỷ đồng; củng cố, nâng cấp nhà ăn, nhà bếp các cơ quan, đơn vị (cơ quan Bộ Chỉ huy, Tiểu đoàn208, kho Vũ khí đạn, Ban CHQS thị xã Bình Long, Chơn Thành, TP. Đồng Xoài); mua sắm dụng cụ cấp dưỡng, lắp đặt bếp lò hơi cơ khí, bếp điện, hệ thống lọc nước sạch, phục vụ đời sống CB-CS; mua sắm quân trang cho quân nhân dự bị, dân quân tự vệ; xây dựng, sửa chữa doanh trại các cơ quan trong đơn vị tổng hàng trăm tỷ đồng, qua đó đă góp phần quan trọng nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị thống nhất, chính quy, nâng cao sức mạnh tổng hợp của LLVT tỉnh.
Bên cạnh đó, mạng lưới y tế ở cơ sở được củng cố, nâng cấp; các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng; các chương trình mục tiêu y tế, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Triển khai có hiệu quả hoạt động quân - dân y kết hợp, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và Nhân dân. Hiện nay có 90% trạm y tế có bác sĩ, 99,9% thôn, ấp có nhân viên y tế; 82,3% dân số có bảo hiểm y tế, trong đó 100% hộ nghèo và cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Thời gian tới, Bộ CHQS tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc những văn bản chỉ đạo của trên, nhất là các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng khu vực phòng thủ; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng tiềm lực hậu cần trong KVPT ngày càng vững chắc, tiếp tục xây dựng các công trình thiết yếu, các kho, trạm hậu cần, các dự án TGSX tại căn cứ hậu cần-kỹ thuật cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị. Phối hợp, tổ chức bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt hậu cần cho các trạng thái quốc phòng, diễn tập KVPT, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, nâng cao tiềm lực công tác hậu cần KVPT, góp phần xây dựng KVPT tỉnh vững chắc trong tình hình mới.
Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Bình Phước