Một ngày tháng 7, cùng đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh Long An về thăm mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Hát (xã Mỹ Thạnh Tây-huyện Đức Huệ-tỉnh Long An), chúng tôi cảm nhận sự quan tâm sâu sắc của người lính với mẹ và tình cảm của mẹ với các anh như thể đối với con của mình. Mẹ sinh năm 1925 có chồng và 1 con là liệt sĩ. Từ sáng sớm mẹ đã bắc ghế ngồi ngoài hiên nhà để đón các con bộ đội về dù người con gái ở cùng với mẹ có báo là trưa đoàn mới tới do đường xa. Vừa xuống xe, các anh vội đến bên mẹ, hỏi thăm sức khỏe, còn mẹ nắm chặt tay từng thành viên trong đoàn và nhớ tên từng người có mặt. Mang quà, sữa tặng mẹ, nhưng mẹ nói: “Các con không ngại đường xa đến thăm là mẹ quý rồi đừng quà cáp chi cho tốn kém, mẹ đã lĩnh lương của thằng tư và ba nó rồi”. Sau khi quây quần bên mẹ hỏi thăm sức khỏe, mỗi người một việc, bác sĩ trong đoàn ân cần thăm khám sức khỏe và kê thuốc bổ cho mẹ, đoàn thanh niên sửa lại mái bếp cho mẹ, các nữ quân nhân giúp mẹ quét dọn nhà cửa và chuẩn bị nấu bữa cơm ăn cùng mẹ. Trò chuyện với chúng tôi, mẹ Hát chia sẻ: Ngày lễ ngày tết, hàng tháng, kể cả ngày sinh nhật của mẹ tụi nó cũng nhớ về thăm. Con của mẹ đã ra đi mãi mãi, nhưng bù lại giờ đây mẹ đã có những đứa con bộ đội, mẹ vui lắm.
Đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh ân cần thăm hỏi sức khỏe mẹ VNAH Nguyễn Thị Hát
Cũng như bao bà mẹ có chồng con đi cách mạng, mẹ không có phút bình yên trước bọn địch. Chúng đánh đập, tra tấn, bắt ở tù hơn 1 năm ở nhà tù Hậu Nghĩa nhưng vẫn không làm lung lay ý chí của mẹ, bọn chúng đành thả mẹ ra.
Vào một ngày năm 1970, nghe tin đơn vị của con trai thứ hai Nguyễn Văn Tèo đang đóng gần nhà, mẹ tất tả chạy đến mong nhìn thấy mặt con nhưng đến nơi đơn vị con đã hành quân theo lệnh. Vậy là mẹ nắm tay con gái út quay trở về mà nước mắt mờ cả lối đi. Năm sau đó, mẹ nhận giấy báo tử liệt sĩ Nguyễn Văn Tèo hi sinh trên chiến trường miền Đông. Ngày hoà bình, dù đã nhận giấy báo tử nhưng mẹ vẫn chưa tin con mình hi sinh, cứ nghĩ một ngày nào đó con sẽ trở về với mẹ. Ngày qua ngày mẹ cứ không thôi ngóng con. Mấy mươi năm trôi qua, niềm hi vọng đã tắt, mẹ lại mong tìm được hài cốt của con để yên lòng nhắm mắt.
Bên mẹ Việt Nam Anh hùng
Lúc đó, con trai lớn của mẹ-anh Trần Văn Đực vừa tròn 15 tuổi xin mẹ tham gia cách mạng. Tiễn con lên đường mẹ chỉ dặn “Khi đã đi thì con phải kiên trung một lòng dù vất vả, hi sinh”. Mang theo lời dặn của mẹ và chí ý quyết tâm, lòng căm thù giặc sâu sắc, anh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lúc đầu anh tham gia vào lực lượng du kích của xã, sau đó biên chế vào đơn vị bộ đội địa phương. Địa bàn lúc ấy vô cùng ác liệt, đêm ngày không ngớt tiếng súng, tiếng bom. Ngày 10 tháng 10 năm 1972 anh Trần Văn Đực đã anh dũng hi hy ngay trên mảnh đất quê nhà, khi ấy anh là tiểu đội phó và chỉ về thăm mẹ đúng hai lần. Hay tin, mẹ gần như ngục ngã. Nhưng mẹ nén lòng tiễn đứa con gái bé bỏng Trần Thị Liên lên đường làm nhiệm vụ giao liên. Và chị đã hi sinh khi vừa tròn 12 tuổi. Từ khi nhận giấy báo tử của các con, trong giấc mơ mẹ thường gặp con về, vẫn trẻ trung, vui vẻ, tinh nghịch như ngày nào. Vừa ôm con vào lòng thì chợt tỉnh giấc. Sau những giấc mơ là nước mắt, là sự thao thức của người mẹ mất con. Biến nỗi đau thành hành động, mẹ vừa nuôi dạy 4 con nhỏ vừa đào hầm, mang cơm nuôi bộ đội. Địch biết gia đình mẹ là cơ sở nuôi giấu cán bộ, không biết bao nhiêu lần chúng đốt nhà và bắt mẹ. Nhưng chúng không khai thác được gì nên đành thả mẹ ra và đưa vào diện theo dõi đặc biệt. Lòng căm thù giặc tột đỉnh khiến mẹ không lùi bước mà tiếp tục hoạt động. Mẹ nói Lúc đó mẹ không sợ chết, mấy đứa còn lại nhỏ quá, nếu không thì chắc cũng như hai anh chị nó”.
Cán bộ đoàn Trung ương và địa phương quây quần bên mẹ Thảnh