Trong thời gian qua, Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan soạn thảo Đề án đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong toàn quân xây dựng dự thảo Đề án gửi xin ý kiến các đơn vị và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo với các nội dung được bố cục khoa học chặt chẽ.
Đề án sẽ giúp thay đổi nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy và mọi quân nhân về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập trong Quân đội. Từ đó, tích cực triển khai các chương trình học tập, chủ động sắp xếp thời gian để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống; giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Quân khu 7.
Đại tá Lê Xuân Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 7 nhất trí các nội dung của Ban soạn thảo Đề án; đồng thời đề nghị Đề án cần nghiên cứu thêm về đặc trưng vùng, miền, nắm rõ phong tục tập quán, ngôn ngữ địa phương, trình độ hạ sĩ quan, chiến sĩ; cần phát huy, phát động nguồn lực địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn đóng quân, tạo sự ủng hộ, đồng thuận cao trong thực hiện Đề án; Đề án cần có lộ trình thực hiện theo từng tiêu chí cụ thể về thời gian, làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và từng địa bàn triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ...
Kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh yêu cầu cơ quan soạn thảo Đề án tiếp thu, thống nhất một số nội dung đóng góp của các tham luận, bảo đảm Đề án phù hợp với sự phát triển của giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; tạo sự chuyển biến trong xây dựng xã hội học tập; đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng Quân đội hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.