Cụ thể, danh sách Dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng đã nêu tên 15 dự án gồm 6 dự án tại TP Vĩnh Yên, 1 dự án tại TP Phúc Yên, 4 dự án tại huyện Bình Xuyên, 1 dự án tại huyện Vĩnh Tường và 3 dự án tại huyện Tam Đảo với tổng diện tích đất được giao cho thuê của 15 dự án là hơn 41,1ha.
Dự án Khu dịch vụ và vui chơi giải trí Đầm Vạc – Tây Hồ tại phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên được giao đất là 77.300 m2, diện tích gia hạn theo Quyết định 2320/QĐ-UBND ngày 2/12/2022 là 1.700 m2. Chủ đầu tư Dự án này là Công ty cổ phần Xây dựng và PTHT Tây Hồ.
Dự án Khu Trung tâm Thương mại và nhà ở Phúc Sơn (GĐ1) tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường được giao đất là 15.1600 m2, diện tích gia hạn theo Quyết định 300/QĐ-UBND ngày 10/02/2023 là 6.900 m2. Chủ đầu tư Dự án là Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn.
Dự án văn phòng, trung tâm thương mại và kinh doanh khách sạn tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên được giao đất là có diện tích 3.831 m2 và đã được gia hạn từ tháng 5/2024. Chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Hải Châu.
Dự án kinh doanh khách sạn và nhà hàng ăn uống tại phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên được giao đất là có diện tích 2.332 m2 và đã được gia hạn từ tháng 12/2022. Chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH MTV Khách sạn Quán Tiên.
Trức đó vào đầu năm 2024, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã công bố 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Danh sách này gồm cả dự án đang làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó, có nhiều dự án chậm triển khai hơn chục năm như Khu đô thị mới Chùa Hà Tiên của Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (tiến độ đến hết năm 2007) hay Khu đô thị Đồng Sơn của Công ty TNHH Hữu Sinh (tiến độ 2004-2009).
Cửa ngõ bất động sản phía Bắc Thủ đô
Vĩnh Phúc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, dễ dàng di chuyển qua các tuyến đường chính như Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Nhờ vào vị trí này, Vĩnh Phúc đóng vai trò như một cửa ngõ kết nối thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc. Với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, việc di chuyển từ Vĩnh Phúc đến sân bay Nội Bài cũng rất thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, thương mại và các dự án bất động sản có tính chất giao thương liên vùng.
Trức đó vào đầu năm 2024, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã công bố 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Danh sách này gồm cả dự án đang làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó, có nhiều dự án chậm triển khai hơn chục năm như Khu đô thị mới Chùa Hà Tiên của Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (tiến độ đến hết năm 2007) hay Khu đô thị Đồng Sơn của Công ty TNHH Hữu Sinh (tiến độ 2004-2009).
Cửa ngõ bất động sản phía Bắc Thủ đô Vĩnh Phúc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, dễ dàng di chuyển qua các tuyến đường chính như Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Nhờ vào vị trí này, Vĩnh Phúc đóng vai trò như một cửa ngõ kết nối thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc. Với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, việc di chuyển từ Vĩnh Phúc đến sân bay Nội Bài cũng rất thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, thương mại và các dự án bất động sản có tính chất giao thương liên vùng. |
N.Đăng