Chính điều đó đã thôi thúc họa sỹ Đặng Ái Việt (sinh năm 1948), người con miền sông nước Tiền Giang sinh ra và lớn lên trên chiến trường thực hiện dự án “Nét vẽ tri ân”, vượt qua hơn 30.000 cây số, rong ruổi từ Nam ra Bắc đến nay họa sỹ Ái Việt đã vẽ được 1475 bức chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng trong số trên 47.000 Mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước.
Tiếp xúc với bà, trong ký ức của mỗi Mẹ là một câu chuyện: Chuyện về Mẹ Nguyễn Thị Hảnh, xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM, mẹ có hai con đặt tên Nguyễn Văn Ha và Nguyễn Văn Há, cả hai anh đều hy sinh. Anh Nguyễn Văn Ha hy sinh ở Cà Mau còn anh Nguyễn Văn Há hy sinh ở Củ Chi. Mẹ kể “Đêm đó anh Nguyễn Văn Há cùng đồng đội đánh địch ở Đồng Dù, má ở nhà chờ tin chiến thắng. Nhưng nghe tiếng nổ lớn, nhiều tiếng súng dồn dập má thốt lên “Thôi tiêu thằng nhỏ rồi!” và sau đêm đó anh Há hy sinh. Sau lời kể mắt má rưng rưng, nhìn ra ngoài khoảng sân trống, tôi ôm má khóc theo.
Chiến sĩ trẻ tham quan các bức vẽ về Mẹ VNAH của họa sỹ Ái Việt
Chiếc xe máy cũ cùng họa sỹ Ái Việt rong ruổi từ Nam ra Bắc để vẽ chân dung Mẹ VNAH
Chiến tranh đã lùi xa, tiếng thét gào của bom đạn không còn nữa, những vết thương trên thịt da theo năm tháng cũng lành trở lại, nhưng những vết thương lòng các mẹ vẫn còn nặng mang. Đó là nỗi niềm của biết bao bà mẹ Việt Nam có những đứa con ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi người có một cách tri ân khác nhau, riêng họa sĩ Đặng Ái Việt bà vẫn đeo đuổi vẽ chân chân dung Mẹ VNAH khi các mẹ còn sống.
Xuân về chúng ta hãy cùng tri ân các mẹ, hãy đến với các mẹ khi mẹ còn sống, thắp nén nhang tưởng nhớ các mẹ đã khuất, đổi lấy sự hy sinh của các mẹ hãy làm những việc ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng đất nước quê hương ngày càng giàu đẹp, thỏa lòng mong ước của các Mẹ Việt Nam anh hùng.
Họa sỹ Ái Việt giới thiệu với thủ trưởng TCCT những bức họa được trung bày tại Bảo tàng Quân khu 7.
Họa sỹ Ái Việt chụp hình cùng Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó CNTCCT; Thiếu tướng Trần Hữu Tài, Phó CNCT Quân khu.