Cuộc thi vinh dự được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Campuchia tham gia với vai trò Ban giám khảo cùng với các CEO, nhà sáng lập StartUp hàng đầu thế giới như ông Michael McCarthy- giảng viên của trường Harvard Extension, ông Gene Soo- đồng sáng lập StartupsHK, Shark Nguyễn Mạnh Dũng- Giám đốc Điều hành quỹ Cyber Agent tại Việt Nam và Thái Lan…
Ban Giám khảo cuộc thi có sự góp mặt của các CEO, nhà sáng lập StartUp hàng đầu thế giới
Vòng chung kết là cuộc tranh tài của 10 đội xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 200 bài dự thi của các startup đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm được lựa chọn nhất với 5 dự án trong các lĩnh vực: Viễn thông, Giáo dục, IoT, và Thương mại điện tử (gồm Graam, VVN, Appa, Vuihoc, MultiGlass). Các sản phẩm còn lại đến từ nhiều quốc gia khác gồm: Agrobot, TiMobile, Ipfication, Innova Solutions và LaundryKH.
Phần trình bày của đội đoạt giải Ba- Graam (Việt Nam)
Sau 4 giờ làm việc căng thẳng, ban giám khảo cuộc thi đã lựa chọn ra được 3 đội có sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải, cụ thể đội VVN AI (Việt Nam)- Cung cấp các giải pháp Trí tuệ nhân tạo tùy chỉnh để cho phép các quy trình kinh doanh tự động, đưa khách hàng lên hàng đầu trong cuộc cạnh tranh bằng cách cắt giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm của khách hàng đạt giải Nhất; TiMobile (Indonesia) với Giải pháp tự động thay thế nhạc chuông của người nhận bằng một video cụ thể do người gọi đặt đoạt giải Nhì và đội Graam (Việt Nam) –cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp trung tâm liên lạc dựa trên đám mây bao gồm pin mà không phải trả chi phí trả trước đoạt giải Ba.
Ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Viettel Telecom- Trưởng ban Tổ chức cuộc thi
trao giải thưởng cho đội đoạt giải Nhất VVN AI (Việt Nam)
Trong quá trình tham gia chung kết tại Campuchia và Mỹ, các đội thi cũng nhận được chương trình cố vấn 1-1 từ các các CEO, nhà sáng lập StartUp hàng đầu thế giới giáo sư tại các trường Havard, MIT, ĐH Boston; các chuyên gia đầu ngành tại thung lũng Silicon; tham gia tuần tập huấn kỹ năng thuyết trình; thăm quan hệ sinh thái khởi nghiệp Boston; Tiếp cận và làm việc với các nhà đầu tư uy tín tại Mỹ để kêu gọi đầu tư…
Ông Phùng Văn Cường, Tổng Giám đốc Metfone
trao giải thưởng cho đội đoạt giải Nhì TiMobile (Indonesia)
Ngoài lựa chọn 10 đội tham dự vòng chung kết tại Campuchia, hiện nay Viettel đã tiến hành đàm phán để ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với hơn 20 ý tưởng tiềm năng tham gia cuộc thi với những lợi ích độc quyền chia sẻ doanh thu lên từ 45- 75% ngay trong năm nay.
Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư khởi nghiệp năm 2018 của Topica Founder Institute (TFI), cho thấy, trong năm 2018 các công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã nhận được 889 triệu USD đầu tư trong 92 thương vụ từ các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước (gấp 3 lần so với năm 2017 và gấp 6 lần năm 2016). Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao. Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh (400 doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2012, đến 2017-2018 con số này tăng lên là 3.000).
Tuy nhiên theo một thống kê khác, có tới 80% StartUp Việt Nam thất bại ngay trong năm đầu tiên và con số đó lên tới 92% trong 3 năm tiếp theo, cho dù các ý tưởng startup có hay đến thế nào. Các chuyên gia StartUp cũng đã chỉ ra, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm thực tế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel,
Trưởng ban Tổ chức phát biểu tại Vòng chung kết cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019