Ảnh minh hoạ.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong tháng 10/2024 đạt 28.100 tỷ đồng, giảm so với mức 56.200 tỷ đồng của tháng 9.
Ngân hàng thương mại tiếp tục chiếm ưu thế với tổng phát hành 15.800 tỷ đồng, bao gồm cả trái phiếu thứ cấp tính vào vốn cấp 2, phát hành bởi VietinBank, TPBank, LPBank và BacA Bank.
Các trái phiếu này có kỳ hạn từ 7-15 năm, lãi suất từ 6,5% đến 7,9% cho năm đầu tiên, và chiếm 20% tổng số trái phiếu của các ngân hàng. Phần còn lại là trái phiếu không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định từ 5,0% đến 6,0%.
Tháng 10/2024 cũng ghi nhận một tổ chức thuộc ngành cơ sở hạ tầng và một tổ chức thuộc nhóm ngân hàng phát hành với tổng giá trị 1.800 tỷ đồng. Tỷ lệ tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm dưới trung bình hoặc yếu giảm xuống 11%, so với 24% tháng trước, chủ yếu là các tổ chức phi tài chính có khả năng trả nợ và hệ số đòn bẩy ở mức "Cực kỳ yếu", thể hiện khó khăn trong việc tạo thu nhập và dòng tiền để trả nợ.
Lũy kế 10 tháng, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 366.000 tỷ đồng, vượt mức phát hành cả năm 2023, trong đó 11,5% đến từ các đợt phát hành công chúng, còn lại là phát hành riêng lẻ.
Nhóm ngành bất động sản, nhà ở và xây dựng chiếm đến 56% trong số tổ chức có hồ sơ tín nhiệm yếu, chủ yếu là các công ty mới thành lập chưa có hoạt động kinh doanh cốt lõi. Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ, công ty tài chính... cũng nằm trong nhóm có hồ sơ tín nhiệm yếu với khả năng thanh toán và thanh khoản ở mức "Dưới trung bình".
Về TPDN sắp đáo hạn có rủi ro cao, theo VIS Rating, trong số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024, có 14 trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.
33% số trái phiếu đáo hạn tháng 11/2024 có nguy cơ chậm trả gốc, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng đầu năm 2024.
Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, VIS Rating ước tính có khoảng 30 nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.
Theo VIS Rating, trong tháng 10/2024, không có thêm trái phiếu nào chậm trả phát sinh. Trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ chậm trả lũy kế cuối tháng 10/2024 duy trì ổn định ở mức 14,9%, với nhóm ngành năng lượng có tỷ lệ cao nhất (45%) và bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.
VIS Rating cho biết, vẫn có 14 trong tổng số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó. Có 33% số trái phiếu đáo hạn tháng 11/2024 có nguy cơ chậm trả gốc, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng năm 2024.
Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.
Về tình hình xử lý trái phiếu chậm trả, trong tháng 10/2024, có 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, năng lượng, và du lịch - nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho trái chủ.
Đáng chú ý, 50% trong số này là từ một doanh nghiệp thuộc nhóm năng lượng, trước đó từng chậm trả lãi trong các năm 2022 và 2023. Tỷ lệ thu hồi các trái phiếu chậm trả đã tăng nhẹ lên 21,5% vào cuối tháng.
Trong tháng 10/2024, lượng phát hành trái phiếu mới giảm xuống 28.100 tỷ đồng, từ mức 56.200 tỷ đồng trong tháng 9/2024. Các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 15.800 tỷ đồng, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.
Anh Mai