Hình minh họa
Tình trạng thổi giá, tạo sóng khiến việc mua bán đất hầu như diễn ra trong giới đầu cơ
Đề cập về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu (năm 2023 đạt và vượt 10/15 chỉ tiêu).
Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát trong điều kiện tăng lương tối thiểu ở mức cao; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đã được Trung ương, Quốc hội cho phép. Thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại tiếp tục có xu hướng giảm.
Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao, là điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2024. Tính chung 9 tháng 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4% và kim ngạch nhập khẩu tăng 17,3% so với cùng kỳ, xuất siêu đạt gần 20,79 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký hơn 24,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất từ năm 2021 đến nay, phản ánh môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD: Doanh nghiệp Việt sẽ được “thử sức”
Ngày 21/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2024, phương hướng những tháng cuối năm và năm 2025, trong đó có nội dung về hạ tầng giao thông.
Chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc - Nam đã được hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống nhất vào giữa tháng 9/2024. Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD), tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm.
Bộ GTVT này cũng tính toán, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tạo ra thị trường xây dựng giá trị khoảng 33,5 tỷ USD.
Nếu tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng 75,6 tỷ USD, trong đó sản xuất phương tiện, thiết bị 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác 24,3 tỷ USD).
Bộ GTVT phản hồi thông tin về dự án cao tốc và mở rộng Quốc lộ 6 trên địa bàn Sơn La
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20501, tuyến cao tốc Mộc Châu – thành phố Sơn La có tổng chiều dài 105 km, quy mô 04 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030; Quốc lộ 6 có tổng chiều dài 466 km, đoạn qua tỉnh Sơn La dài khoảng 213 km, quy mô đường cấp III, 02 - 06 làn xe; Quốc lộ 37 có tổng chiều dài 564 km, đoạn qua tỉnh Sơn La dài khoảng 139km, quy mô đường cấp IV - III, 02 - 04 làn xe.
Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La về sự cần thiết đầu tư các tuyến đường theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu vận tải, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực nên Bộ GTVT chưa thể bố trí vốn để đầu tư các tuyến đường này trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri, trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực, nguyên tắc bố trí vốn theo quy định, Bộ GTVT sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để đầu tư các tuyến đường này.
Trước mắt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch bảo trì, sửa chữa các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 37 nêu trên để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng về dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến: Giao Bộ GTVT rà soát triển khai rà soát, nghiên cứu và sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư cảng hàng không Côn Đảo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Trước đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo rõ việc nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư dự án theo phương thức PPP như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó bao gồm vấn đề hình thức đầu tư PPP được áp dụng cho toàn bộ dự án hay chỉ đối với một số hạng mục cụ thể của dự án, phân tích lý do.
Bộ GTVT và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất, đề xuất phương án tối ưu triển khai đầu tư dự án cảng hàng không Côn Đảo bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng hàng không Côn Đảo được quy hoạch giai đoạn đến năm 2030 với công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 với công suất khoảng 3 triệu hành khách/năm.
Hoàng An