Hình minh họa
Động thái mới tại dự án metro gần 47.900 tỉ đồng của TP.HCM
Ban cán sự đảng UBND TP HCM vừa thống nhất chủ trương sử dụng ngân sách thành phố để triển khai các phần việc tiếp theo của dự án thay vì dùng vốn ODA từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) như tính toán trước đây; đồng thời bổ sung công trình kết nối tuyến tàu điện này với Metro số 1 tại ga Bến Thành, quận 1.
Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) phối hợp các bên liên quan hoàn thiện phương án thực hiện. Trong đó, các đơn vị cần đánh giá tác động toàn diện về những vấn đề phát sinh, đồng thời xác định Metro số 2 là dự án thí điểm các cơ chế từ Đề án phát triển đường sắt đô thị, theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị.
Để chuẩn bị cho việc triển khai, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM được giao phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án huy động vốn phù hợp và báo cáo lại UBND TP HCM trước 30/11.
Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 được UBND TP.HCM phê duyệt ngày 11/10/2010 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4880 ngày 14/11/2019.
VCCI đề xuất giảm thuế GTGT 2% cho tất cả hàng hóa
Góp ý đối với Đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là Dự thảo) của Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục bảo lưu ý kiến giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%, thay vì có một số loại trừ.
Cho ý kiến trong công văn gửi Bộ Tài chính, VCCI nhận định, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc tiếp tục chính sách giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 là rất cần thiết.
Mặc dù vậy, theo ghi nhận của VCCI, các doanh nghiệp gặp khá nhiều vướng mắc khi áp dụng chính sách này, chủ yếu xuất phát từ việc phân loại hàng hóa nào phải chịu thuế 10%, hàng hóa nào được giảm thuế xuống 8%.
Theo VCCI, việc cụ thể hoá các nhóm hàng hoá, dịch vụ rất khó khăn, đặc biệt là đối với những trường hợp không có pháp luật chuyên ngành.
Đà Nẵng công bố các dự án nhà ở thương mại cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
Danh mục các dự án nói trên gồm: Dự án Olalani Riverside Towers của Công ty Cổ phần Mỹ Phúc; dự án Tòa nhà chung cư tại khu đất B4-1 và Khu đất B4-2 thuộc dự án Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Đầu tư Cù Lao Chàm; dự án Khu đô thị ven sông Hoà Quý - Đồng Nò (Khu vực đảo nổi Đồng Nò) của Công ty Cổ phần Địa Cầu; dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town của Công ty TNHH Phát triển New Town.
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cũng nêu yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án và khách hàng mua, thuê mua nhà ở.
Cụ thể, trường hợp các dự án này thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ) thì chủ đầu tư dự án không được tiếp tục cho thuê mua, bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; phải thực hiện hủy, thanh lý hợp đồng cho thuê mua, bán nhà ở và chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến các hợp đồng đã ký với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin pháp lý của dự án, nhà ở đưa vào kinh doanh và nội dung nêu trên cho khách hàng trước khi xem xét việc ký kết hợp đồng cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiện hoạt động kinh doanh Bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.
Đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế TNCN từ 7 bậc xuống mức phù hợp
Qua quá trình thực tế thực hiện, có quan điểm cho rằng Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành là chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều.
Việc áp dụng thu thuế TNCN theo các mức thuế suất lũy tiến từng phần là chính sách được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo đó, hầu hết các nước đều áp dụng biểu thuế lũy tiến có nhiều bậc khác nhau để áp dụng thu thuế theo các mức khác nhau đối với các nhóm người nộp thuế có mức thu nhập khác nhau, qua đó, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc của chính sách thuế (số thuế phải trả tăng theo sự gia tăng thu nhập).
Tuy cách thức và phương thức thiết kế biểu thuế các nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm thiết kế chính sách thuế TNCN của mỗi nước. Xu hướng chung được một số quốc gia thực hiện gần đây là thực hiện đơn giản hóa của Biểu thuế thông qua việc giảm số bậc trong Biểu thuế.
Tỉnh nằm trong top đầu kinh tế của khu vực miền Trung sẽ đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng nâng cấp sân bay
Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải. Sân bay Phù Cát hiện có một nhà ga hai tầng, công suất thiết kế 2,5 triệu khách một năm; một đường băng dài hơn 3.000 m, rộng 45 m và 7 vị trí đỗ.
Theo quy hoạch, đường băng số 2 chạy song song, cách đường hiện hữu 215 m về phía tây, dài 3.048m, rộng 45m. Đường băng mới khai thác các máy bay code C như A320/A321 và tương đương, có thể đón Boeing 787, 777, A350 khi có nhu cầu.
UBND tỉnh Bình Định trước đó đã có tờ trình đề nghị Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư cảng hàng không Phù Cát với tổng mức đầu tư khoảng 3.010 tỷ đồng, trong đó giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bình Định là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nằm trong nhóm đầu của khu vực miền Trung. Địa phương này có nhiều thế mạnh về phát triển công nghiệp, cảng biển và đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển.
Hoàng An