
Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, TPHCM cùng đại diện lãnh đạo các văn phòng, cơ quan ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Thành phố.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TPHCM nhấn mạnh, áo dài không chỉ là một trang phục, mà còn là biểu tượng văn hóa, là hồn cốt của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiều dài lịch sử và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tiếp nối thành công của 10 mùa lễ hội trước, Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 11 tiếp tục khẳng định vị thế của một sự kiện văn hóa đặc sắc, nơi vẻ đẹp truyền thống hòa quyện cùng nhịp sống năng động, sáng tạo của TP.

Đồng chí chủ tịch UBND TPHCM chúc tất cả các mẹ, các chị, các bạn và các em luôn xinh đẹp, duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" và ngày càng cống hiến nhiều giá trị, khẳng định vị thế của lực lượng này.

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước (thứ 4 từ trái sáng) trao hoa tặng các đại sứ hình ảnh của Lễ hội Áo dài TPHCM 2025.

Điểm nhấn trong đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Áo dài và khúc hát dòng sông; Áo dài và những con đường hoa lửa; Áo dài - rực rỡ sắc màu Việt Nam.





Chương 2 người dân và du khách được cảm nhận một hành trình cảm xúc, từ lịch sử đấu tranh của TPHCM đến hòa bình và sự phát triển vượt bậc, thông qua 4 bộ sưu tập và 80 mẫu áo dài.




Chương 3 gồm 7 bộ sưu tập và hơn 120 mẫu áo dài, với thông điệp áo dài là nhịp cầu kết nối giữa di sản văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thời trang toàn cầu.

Lễ hội có sự tham gia đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh của hơn 30 khách mời, người nổi tiếng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hoa hậu, ca sĩ, diễn viên; gần 60 nhà thiết kế áo dài đến từ nhiều địa phương trên cả nước cũng tham gia vào lễ hội năm nay với những bộ sưu tập thể hiện bản sắc văn hoá độc đáo.