* Đối với lao động nữ (bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
Trường hợp điều trị nội trú: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thi có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện;
Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
* Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, hồ sơ gồm:
Trường hợp sinh con: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
Trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết;
Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;
Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội thì hồ sơ gồm: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (đối với trường hợp điều trị nội trú) hoặc bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) hoặc biên bản giám định y khoa (GĐYK) (đối với trường hợp phải GĐYK);
Trường hợp người mẹ sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Biên bản GĐYK của người mẹ (đối với trường hợp phải GĐYK).